Thiên Tiên Tử (Hyoscyamus niger L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophytes (Thực vật có mạch) Angiosperms (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Solanales (Cà) |
Họ(familia) | Solanaceae (Cà) |
Chi(genus) | Hyoscyamus |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Hyoscyamus niger L. |
Chiều cao của cây Thiên tiên tử khoảng 0,5 đến 1 mét, thân cây và lá cây Thiên tiên tử phủ nhiều lông. Đặc điểm thân cây Thiên tiên tử là có dạng hình trụ, các mấu phình ra, phủ lông dày. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Thiên tiên tử là cây gì?
Hyoscyamus niger L. là cây gì? Đây là tên khoa học của một loài cây có tên gọi là Thiên tiên tử.
Họ thực vật: Cà Solanaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Chiều cao của cây Thiên tiên tử khoảng 0,5 đến 1 mét, thân cây và lá cây Thiên tiên tử phủ nhiều lông.
Đặc điểm thân cây: Có dạng hình trụ, các mấu phình ra, phủ lông dày.
Lá có dạng hình trứng hoặc hình mũi mác, chiều dài lên đến 30cm và chiều rộng khoảng 10cm, đầu nhọn, mép lá có răng dày.
Hoa mọc đơn độc ở nách lá, gần như không cuống hoặc cuống ngắn. Đài hình chuông, chiều dài khoảng 1-1,5cm, gồm 5 thùy, các thùy có kích thước khác nhau, tràng hoa dài gấp đôi đài hoa.
Quả nang, có dạng hình bầu dục, chiều dài khoảng 1,5ccm và đường kính khoảng 1,2cm. Hạt dẹt, đường kính khoảng 1mm, có màu nâu vàng nhạt.
Thời điểm ra hoa và kết quả là vào mùa hè.
Loài này có dạng cây một năm và dạng cây hai năm, cả hai đều có thể dùng làm thuốc nhưng dạng cây hai năm được coi là tốt hơn.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Hạt và lá.
Thời điểm thu hái: Khi quả gần chín.
Chế biến: Quả sau khi thu hái về sẽ lấy hạt, đem phơi khô, dùng dần.
Nên thu hoạch lá khi cây ra hoa hoàn toàn và sau đó có thể phơi khô để sử dụng.
1.3 Đặc điểm phân bố
Thiên tiên tử thường được tìm thấy ở sườn đồi, ven đường, mọc ở những vùng đất bị bỏ hoang. Cây có đặc điểm là thích khí hậu ấm áp và ẩm ướt, khả năng sống sót cao, không quan trọng loại đất trồng, tuy nhiên nên trồng cây ở những khu vực đất thịt pha cát, có đủ nắng và khả năng thoát nước tốt.
Thiên tiên tử phân bố ở Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Châu Âu.
1.4 Cách trồng
Cây nhân giống bằng hạt.
Nên chọn những vùng đất thịt pha cát, đủ nắng, có khả năng thoát nước tốt để cây sinh trưởng và phát triển một cách tối ưu.
Hạt giống sau khi xử lý, tiến hành đào hố với khoảng cách hàng là 30cm, độ sâu rãnh là 5cm, gieo hạt, phủ đất, tưới nước.
2 Thành phần hóa học
Hạt và lá của cây có chứa hyoscyamine, Scopolamine và các ancaloit tropane khác.
3 Thiên tiên tử có tác dụng gì?
Đây là một loại cây rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ có trình độ chuyên môn.
Chiết xuất methanol của hạt H. niger (MHN) đã được đánh giá về hoạt động giảm đau, chống viêm và hạ sốt của nó trên các mô hình động vật thí nghiệm ở các liều lượng khác nhau.
Các thí nghiệm dược lý hiện đại cho thấy Thiên tiên tử có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt, chống co giật, chống co thắt, chống tiêu chảy, chống tiết dịch, giãn phế quản, giãn bàng quang, hạ huyết áp, ức chế tim, giãn mạch, chống khối u.
4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị, tác dụng
Hạt trong y học cổ truyền có vị đắng, chát, tính bình, có độc.
4.2 Công dụng
Thiên tiên tử được dùng ngoài như một loại dầu để làm giảm các tình trạng đau đớn như đau dây thần kinh, đau răng và thấp khớp.
Hạt được dùng để điều trị hen suyễn, ho, động kinh, đau cơ và đau răng.
Hạt được dùng để làm thuốc tẩy giun, chống khối u và hạ sốt, chúng được sử dụng để điều trị đau dạ dày/ruột do nhiễm giun, đau răng, viêm vùng phổi và khối u.
4.3 Độc tính
Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc Thiên tiên tử cấp tính bao gồm giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, kích động, co giật và hôn mê, khô miệng, khát nước, nói lắp, khó nói, khó nuốt, da nóng bừng, sốt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, mờ mắt và sợ ánh sáng, bí tiểu, bàng quang căng phồng, buồn ngủ, tăng phản xạ, ảo giác thính giác, thị giác hoặc xúc giác, lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng, hung hăng và hành vi chống đối. Phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ngộ độc BH là liệu pháp hỗ trợ bao gồm làm rỗng dạ dày, dùng Than hoạt tính và benzodiazepin.
5 Bài thuốc sử dụng Thiên tiên tử
5.1 Hạt Thiên tiên tử trị mụn nhọt
Hạt Thiên tiên tử sau khi ngâm, đem nghiền nhỏ rồi đắp lên vùng bị mụn giúp gom cồi, chống viêm, giảm mụn.
5.2 Thiên tiên tử trị đau răng
Nghiền nhỏ hạt, sau đó nhét vào răng bị đau.
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Sajeli Begum và cộng sự (Ngày đăng tháng 4 năm 2010). Study of anti-inflammatory, analgesic and antipyretic activities of seeds of Hyoscyamus niger and isolation of a new coumarinolignan, PubMed. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.