Thảo Bản Bông Vàng

1 sản phẩm

Thảo Bản Bông Vàng

Ngày đăng:
Cập nhật:

Thảo bản bông vàng là loài thực vật sinh trưởng hoang dã và có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi trên đất nước Mỹ. Thảo bản là loài dược liệu có công dụng như kiểm soát các rối loạn hô hấp; điều trị bệnh trĩ, trị bỏng, các vết bầm tím và bệnh gout. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về dược liệu Thảo bản bông vàng.

Hình 1: Thảo bản bông vàng
Hình 1: Thảo bản bông vàng

1 Tổng quan

1.1 Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:  Thảo bản bông vàng.

Tên tiếng Anh:  Mullein.

Tên khoa học:  Verbascum thapsus. 

Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm sói).

1.2 Mô tả thực vật

Thảo bản là loài hai năm, cây một lá mầm, có lông rậm và cứng cáp, cây thường mọc cao hơn 2 m. Rễ cây dạng rễ củ, phần củ nhỏ và mập, chạy sâu và phát triểu dưới lòng đất, màu trắng xám, có vị khoáng chất đặc trưng.

Trong năm đầu tiên, cây Thảo bản hình thành một hoa thị phát triển thấp từ một rễ vòi. Nó có màu vàng đến trắng dày đặc (hình sao hoặc đuôi gai) mọc trên lá màu xanh xám xanh. Lá cây có hình trứng dài hoặc mũi mác, kích thước 8-50 cm x 2,5-14 cm, với rìa từ toàn bộ đến nông.

Vào năm thứ hai, cây hình thành 1 thân hoa mọc thẳng, chiều cao có thể từ 30cm đến 2m. Các lá ở thân dưới có cuống lá. Phiến lá hình thuôn dài, chiều dài khoảng 15 cm và rộng trung bình 6 cm, mép lá có rãnh. Các lá ở thân khác giảm dần về kích thước so với thân, với các lá phía trên hình mác, không cuống và rụng thành các cánh trên thân.

Hình 2: Đặc điểm của cây Thảo bản
Hình 2: Đặc điểm của cây Thảo bản

Hoa mọc tập trung ở phần ngọn của thân, màu vàng có mùi nhạt, giống như Mật Ong. Mỗi bông hoa có chiều ngang khoảng 2 cm, gồm năm cánh hoa nhạt, năm lá đài màu xanh lục có lông, năm nhị và một nhụy. Ba nhị phía bên trên phủ lông trắng hoặc vàng, còn hai nhị dưới thì không. Thời kỳ ra hoa thường xảy ra vào mùa hè và kéo dài khoảng sáu tuần. Tinh dầu từ hoa và nhị hoa là thành phần chủ yếu có hoạt tính.

Tất cả các bộ phận của cây đều được bao phủ bởi lớp lông ba lá hình ngôi sao. Lớp phủ này đặc biệt dày trên lá, khiến chúng có vẻ ngoài màu bạc.

1.3 Phân bố, thu hái và chế biến

Thảo bản bông vàng được trồng trên khắp nước Mỹ. Chúng thường mọc nhiều trên các sườn đồi khô, đá, các khu vực bị xáo trộn, rừng mở, hàng rào, cánh đồng cũ, đồng cỏ, đá vôi, sườn núi đá và bờ đất sét, đồng cỏ và ruộng bỏ hoang, các khu vực dọc theo đường Sắt và ven đường, các lô đất trống, và các khu chất thải khô.

Cây Thảo bản là loại cây ưa đất cát khô, nhưng có thể tìm thấy ở nhiều loại đất thoát nước tốt ở đồng cỏ và khoảng trống trong rừng. Cây có thể chịu được nhiều điều kiện đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng nhưng phải thoát nước tốt.

Lá được thu hoạch ở gần phần dưới cùng của cây và được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô để làm thuốc.

1.4 Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây thảo bản bông vàng là rễ, hoa và lá.

2 Thành phần hoá học

Các thành phần hóa học của bao gồm polysaccharides, iridoid và lignin glycoside, Flavonoid, Saponin, phenylethanoid và tinh dầu. 

  • Saponin: Có đặc tính chống viêm, giảm đau và kháng khối u.

  • Flavonoid: Có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

  • Phenylethanoid: Glycoside, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng virus.

  • Iridoids: Có đặc tính chống viêm.

Đã có một số nghiên cứu tập trung vào hoạt động của verbascoside (được tìm thấy trong hầu hết các bộ phận thực vật của nhiều loài và cả ở cỏ roi ngựa), chất nhầy và acid thapsic được tìm thấy trong hoa. Verbascoside có thể ức chế tổng hợp ocid nitric cho tác dụng liên quan đến chống co thắt.

Hình 3: Thành phần hóa học có trong Thảo bản
Hình 3: Thành phần hóa học có trong Thảo bản

3 Công dụng

3.1 Theo y học cổ truyền

Thảo bản bông vàng được dùng nhiều nhất cho mục đích chữa các bệnh rối loạn hô hấp như hen suyễn, ho, lao hay nhiễm khuẩn hô hấp, ngoài ra còn được dùng để điều trị bệnh trĩ, trị bỏng, các vết bầm tím và bệnh gút. Dược liệu có thể được dùng dưới dạng sắc uống, bôi ngoài da hoặc nấu nước xông. 

Ở vùng Appalachian của Hoa Kỳ, cây đã được sử dụng để điều trị cảm lạnh, và rễ cây đun sôi được dùng để chữa ung thư phổi. Lá Thảo bản đã được sử dụng tại chỗ để làm mềm và bảo vệ da và dầu chiết xuất từ ​​hoa được sử dụng để chữa viêm thanh khí phế quản. Saponin, chất nhầy và tannin chứa trong hoa và lá có thể góp phần vào tác dụng làm dịu tại chỗ, được sử dụng như một loại thuốc chống ho.

Hình 4: Dược liệu Thảo bản
Hình 4: Dược liệu Thảo bản

3.2 Tác dụng dược lý

Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu lâm sàng về việc ứng dụng thảo bản bông vàng trong việc điều trị bệnh. Đã có các dữ liệu nghiên cứu trên động vật cho thấy thảo bản bông vàng thể hiện các đặc tính kháng khuẩn, độc tế bào và tiềm năng chống viêm.

Hoạt tính chống viêm

Dữ liệu trên động vật cho thấy chiết xuất của thảo bản bông vàng có tác dụng chữa lành vết thương.

Hoạt tính kháng khuẩn và tẩy giun sán

Nghiên cứu in vitro cho thấy thảo bản bông vàng có tác dụng chống lại một số virus (cúm, Herpes simplex) và các mầm bệnh thông thường ở người, tác dụng cả trên vi khuẩn Gram dương và Gram âm (Klebsiella pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và Escherichia coli). 

Hoạt tính tẩy giun sán của dịch chiết V. thapsus methanolic đã được chứng minh với tỷ lệ tiêu diệt ký sinh trùng theo thời gian tương tự khi so sánh với Albendazole.

Thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất chiết từ thảo bản bông vàng đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai ở vật nuôi.

Hoạt tính chống ung thư

Dữ liệu in vitro cho thấy chiết xuất thảo bản bông vàng có hoạt tính chống lại các dòng tế bào ung thư khác nhau.

Hoạt tính kháng virus

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy thảo bản bông vàng có hoạt tính kháng virus giúp điều trị cúm A và mụn rộp. Một nghiên cứu khác chứng minh phối hợp thảo bản bông vàng và thuốc amantadine làm tăng hoạt tính kháng virus chống lại bệnh cúm.

Hình 5: Tác dụng dược lý của Thảo Bản
Hình 5: Tác dụng dược lý của Thảo Bản

Các tác dụng khác

Tác dụng lợi tiểu của chiết xuất thảo bản bông vàng đã được chứng minh trên chuột.

Ngoài ra, cây còn cho tác dụng ức chế cholinesterase cũng như tác dụng chống oxy hoá.

4 Liều dùng & cách dùng

Chưa có nghiên cứu lâm sàng về liều lượng cụ thể của thảo bản bông; tuy nhiên, cách sử dụng truyền thống là dùng 3 g đến 4 g hoa mỗi ngày và 15 đến 30 ml lá tươi hoặc 2 đến 3 g lá khô.

Dầu chiết xuất từ hoa hoặc lá của cây được sử dụng như một phương thuốc chữa đau tai, bệnh chàm và một số tình trạng da khác.

5 Tài liệu tham khảo

1. Shafqat Ali Khan và cộng sự (Ngày đăng: tháng 6 năm 2020). Micromorphology, pharmacognosy, and bio-elemental analysis of an important medicinal herb: Verbascum thapsus L, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.

2. Ipek Süntar và cộng sự (Ngày đăng: ngày 11 tháng 11 năm 2010). An ethnopharmacological study on Verbascum species: from conventional wound healing use to scientific verification, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.

3. Saman Mahdavi và cộng sự (Ngày đăng: năm 2020). The Antioxidant, Anticarcinogenic and Antimicrobial Properties of Verbascum thapsus L, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thảo Bản Bông Vàng

Lungis
Lungis
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633