Thanh thiên quỳ (Cây Một Lá - Nervilia fordii)
0 sản phẩm
Dược sĩ Lệ Mỹ Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trungtamthuoc.com - Thanh thiên quỳ hay còn gọi là cây một lá là một loại dược liệu quý của nước ta. Loại cây này có nhiều ý nghĩa liên quan đến y học cổ truyền đặc biệt. Vậy cây Thanh thiên quỳ có đặc điểm như thế nào? Công dụng ra sao? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1 Giới thiệu về cây Thanh thiên quỳ
1.1 Tên khoa học của cây Thanh thiên quỳ
Thanh thiên quỳ có tên khoa học là Nervilia fordii (Hance) Schultze., thuộc họ Lan Orchidaceae. Cây Thanh thiên quỳ còn có tên gọi khác là cây một lá, trân châu diệp, kíp lầu,...
1.2 Mô tả thực vật
Thanh thiên quỳ là một cây địa sinh, thân thuộc thân thảo, chiều cao từ 10 đến 20cm. Cây này có thân ngắn, củ to, có hình tròn khá nặng.
Điểm đặc trưng của cây Thanh thiên quỳ là chỉ mọc lên một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn. Lá có hình tim tròn với các gân có hình chân vịt, đường kính khoản 10 đến 25cm và mép uốn lượn. Cuống lá có kích thước từ 10 đến 20cm và có màu tím hồng.
Cụm hoa của cây có cánh dài 20-30cm, với khoảng 15-20 bông màu trắng, có đốm tím hồng hoặc màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa có hình dạng giống nhau, có lá môi 3 thuỳ, nhiều gân và có phần lông ở phần giữa. Cột hoa dài 6mm, phồng ở đỉnh. Cây thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5 và ra quả vào tháng 4 đến 6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa ở phía trên chụm lại, tạo thành hình dáng giống như chiếc đèn lồng. Quả của cây có hình thoi, có múi giống với quả khế, dài từ 2-3cm.
2 Phân bố, chế biến, thu hái
2.1 Phân bố
Thanh thiên quỳ có nguồn gốc chủ yếu từ các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở các khu vực như các khe núi, dưới tán rừng rậm, dưới bóng cây lớn, đặc biệt là nơi có độ ẩm cao hoặc ở các khu vực núi đá vôi. Các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Hà Tây, Hoà Bình, Tuyên Quang, Hà Tây, Sơn La thường có loại cây này.
2.2 Chế biến, thu hái
Bộ phận được thu hái là lá cây. Bạn có thể sử dụng 2 cách chính để chế biến lá. Đó là dùng tươi bằng cách vò lá sau khi đã rửa sạch. Hoặc là rửa sạch rồi đồ qua nước sôi.
3 Công dụng của Thanh thiên quỳ
Theo Y học cổ truyền, Thanh thiên quỳ có vị đắng, tính ngọt, quy vào kinh Can. Do đó, cây có tác dụng an thần, giảm đau, điều trị ho khan, ho có đờm, ho ra máu. Ngoài ra cây cũng có tác dụng trong các bệnh viêm họng, suy dinh dưỡng, lao,...
Theo Y học hiện đại, Cây một lá có công dụng đối với các bệnh rối loạn tự miễn, điều trị hen suyễn, COPD, viêm họng, viêm tụy cấp tính. Cây cũng có nhiều tiềm năng trong việc điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng và ung thư phổi.
4 Bài thuốc chữa bệnh chứa cây Thanh thiên quỳ
4.1 Chữa bệnh lao phổi, mụn nhọt
Để sử dụng cây một lá trong điều trị lao phổi, mụn nhọt, có thể giã nát lá và đắp lên vùng đau hoặc nơi có mụn nhọt. Ngoài ra, có thể sắc lấy nước từ lá, mỗi ngày sử dụng khoảng 12-20g.
4.2 Hỗ trợ điều trị ngộ độc nấm
Bạn có thể sử dụng 2-3 lá Thanh thiên quỳ, rửa sạch rồi phơi khô, thái nhỏ, sau đó hãm với nước sôi trong vòng khoảng 3 phút rồi chắt lấy nước uống, mỗi ngày dùng 2 lần.
4.3 Chữa ho
Dùng 10-20 lá cây Thanh thiên quỳ, rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với nước hoặc chưng đường phèn để uống.
4.4 Chữa lở loét, viêm nhiễm
Bạn có thể dùng 4-5 lá tươi rồi giã nát, sau đó đắp lên các vùng bị lở loét hoặc viêm ngoài da.
4.5 Chữa rối loạn kinh nguyệt
Bạn cũng có thể sử dụng Thanh thiên quỳ để điều hòa kinh nguyệt bằng cách ngâm rượu uống.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả GS.TS Đỗ Tất Lợi (Tái bản năm 2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây Một Lá trang 761-763. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2024.