Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Sapindales (Bồ hòn)

Họ(familia)

Simaroubaceae (Thanh thất)

Chi(genus)

Ailanthus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston

Danh pháp đồng nghĩa

Ailanthus malabarica DC.

Ailanthus  fauveliana Pierre.

Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston)

Thanh thất thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao mỗi cây lên đến 20 mét. Lá cây mọc kép lông chim lẻ, chiều dài lá khoảng 40 đến 60cm, một số lá dài tới 1 mét, thường mọc tập trung ở đầu cành. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Cây Thanh thất là cây gì?

Tên khoa học: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston

Tên đồng nghĩa: Ailanthus malabarica DC., Ailanthus  fauveliana Pierre.

Tên gọi khác: Xứ xuân, Càng hom, Cây bút.

Họ thực vật: Simaroubaceae (Thanh thất).

Cây Thanh thất là cây gì?
Cây Thanh thất là cây gì?

1.1 Đặc điểm thực vật

Thanh thất thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao mỗi cây lên đến 20 mét.

Lá cây mọc kép lông chim lẻ, chiều dài lá khoảng 40 đến 60cm, một số lá dài tới 1 mét, thường mọc tập trung ở đầu cành.

Lá chét mọc lệch, phiến lá hơi cong hình lưỡi liềm, có cuống. Mặt trên của lá không có lông, mặt dưới có phủ một lớp lông hoe hơi vàng, mép lá nguyên hơi lượn sóng, gốc phiến lá không cân đối, đầu lá nhọn. Những lá già có màu đỏ.

Hoa mọc thành chùy ở nách lá, chiều dài khoảng 25 đến 45cm, hoa xếp thành xim co trên các nhánh.

Quả của cây Thanh thất có dạng hình trái Xoan, có cánh, chiều dài khoảng từ 5 đến 8cm, mỗi quả gồm một hạt tròn hơi dẹt.

Dưới đây là hình ảnh cây Thanh thất:

Hình ảnh cây Thanh thất
Hình ảnh cây Thanh thất

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân, quả, lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Thanh thất được tìm thấy ở Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia, Philippin và Việt Nam.

Tại nước ta, Thanh thất phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai.

Cây thường mọc rải rác trong rừng, độ cao phân bố lên đến 1000 mét.

Cây thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 4, thời điểm ra quả là tháng 8 đến tháng 9.

Hình ảnh lá cây Thanh thất
Hình ảnh lá cây Thanh thất

2 Thành phần hóa học

Vỏ chứa một chất Nhựa màu đỏ hay màu xám đen, nếu đốt lên thì có một mùi thơm rất đặc biệt và dễ chịu. Ngoài ra, cây còn chứa quassin, acid ailantic, một chất đắng nhưng không phải glucosid mà là malanthin.

Nghiên cứu hóa học hướng dẫn hoạt tính sinh học của chiết xuất CH2Cl2 và CH2Cl2 MeOH của vỏ thân và vỏ thân của cây Thanh thất đã phân lập được 5 cycloapotirucallanes, ailanthusin AE, hai malabaricanes, ailanthusins ​​FG và một nor-lupane triterpenoid, 29-nor-lup-1-ene-3,20-dione cùng với 20 hợp chất đã biết.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

3 Tác dụng của cây Thanh thất

3.1 Tính vị, tác dụng

Vỏ cây Thanh thất có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, không độc. Cây có tác dụng thu liễm chỉ lỵ, thanh nhiệt lợi thấp, sát trùng.

Hình ảnh cây Thanh thất
Hình ảnh cây Thanh thất

3.2 Công dụng

Vỏ cây Thanh thất được dùng trong các trường hợp bạch đới, lỵ.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng nhựa cây Thanh thất để trị lỵ, dịch vỏ tươi cũng dùng với mục đích này. Liều dùng là 30g phối hợp cùng với 30g sữa sủi bọt.

Nhân dân một số nơi còn dùng vỏ và lá cây đem sắc lấy nước uống trong trường hợp bị sốt, sản phụ khi uống nước sắc này có tác dụng bổ máu, tiêu cơm.

Thanh thất cũng được dùng để ngâm rượu làm thuốc bổ.

Quả của cây Thanh thất dùng làm thuốc chữa ho và điều kinh bằng cách sắc lấy nước uống.

Mầm cây Thanh thất có thể dùng để làm rau ăn nhưng nếu ăn nhiều sẽ bị động phong, nung nấu tạng phủ sinh hôn mê.

Cây Thanh thất
Cây Thanh thất

4 Cây Thanh thất chữa bệnh gì?

4.1 Chữa lỵ ra máu, đau bụng, đại tiện ra máu

Dùng vỏ thân hoặc vỏ rễ của cây Thanh thất đem phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-12g để uống.

Cây Thanh thất là cây gì?
Cây Thanh thất là cây gì?

4.2 Chữa bạch đới

Dùng một lượng bằng nhau vỏ cây Thanh thất và Hoạt thạch, tán thành bột, mỗi ngày uống 10-20g, chia làm 2-3 lần mỗi ngày.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Thanh thất, trang 841. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Thanh Thất trang 912-913. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Sanit Thongnest và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2017). Ailanthusins A-G and nor-lupane triterpenoids from Ailanthus triphysa, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thanh Thất (Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633