Thanh Ngưu Đởm (Tinospora sagittata)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Cây Thanh Ngưu Đởm có tên khoa học là Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep), là loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Nhân dân ta thường sử dụng để trị mụn ngứa, rắn độc cắn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Thanh Ngưu Đởm
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.
Tên gọi khác: Cửu Ngưu Đởm, Sơn Từ Cô, San Sư Cô.
Họ thực vật: Tiết dê Menispermaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây thường xanh, có rễ phình lên từng đoạn tạo thành những củ có hình tròn. Vỏ ngoài có màu vàng, mặt cắt rễ có màu trắng hơi đục.
Thân dài, có màu xanh nhạt, ban đầu có nhiều lông ngắn, sau nhẵn.
Lá của cây mọc so le, phiến lá có dạng hình mũi mác, mỗi lá dài 5-15cm, rộng khoảng 2-5cm. Trên phiến lá chia thùy tạo thành 2 cái tai nhọn, 2 mặt của lá nhẵn.
Cuống lá dài khoảng 2 đến 4cm.
Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi cụm gồm nhiều hoa nhỏ đơn tính có màu trắng, hoa khác gốc. Những cụm hoa cái có cuống ngắn, cụm hoa đực có cuống dài hơn.
Quả có dạng hình cầu, khi chín có màu hồng hơi đỏ.
Mùa hoa rơi vào tháng 3 đến tháng 5. Mùa quả rơi vào tháng 10 đến tháng 11.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, hoa, lá, củ.
Thời điểm thu hái: Rễ có thể thu hái quanh năm nhưng thường vào mùa thu đông, lá thu hái khi cần, hoa thu hái vào tháng 4 đến tháng 5.
Chế biến: Rễ sau khi thu hái đem về rửa sạch, có thể đem phơi hoặc sấy khô, khi sử dụng thái thành từng miếng hoặc giã rễ tươi để đắp ngoài.
1.3 Đặc điểm phân bố
Thanh Ngưu Đởm ở nước ta tương đối hiếm, cây thường được tìm thấy ở các tỉnh thuộc vùng núi cao như Lai Châu, Lào Cai, Hà Tây. Thanh Ngưu Đởm cũng được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc phía Nam Trung Quốc.
Thanh Ngưu Đởm là loại cây ưa sáng, có xu hướng mọc leo lên những loại cây khác ở ven rừng hoặc các vùng núi đá, bờ nương.
Cây thích hợp trồng ở những khu vực có khí hậu ẩm, mát, nhiệt độ trung bình năm từ 15 đến 18 độ C.
Cây thường rụng lá về mùa đông, sau đó mọc lá non vào giữa mùa xuân và ra hoa quả.
Chưa thấy cây non mọc từ hạt, những cây sau khi bị chặt có khả năng tái sinh từ những phần còn lại của cây.
2 Thành phần hóa học
Rễ của Thanh Ngưu Đởm có chứa:
- Palmatin.
- Alcaloid neosporin.
- Columbine.
3 Công dụng của cây Thanh Ngưu Đởm
3.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị đắng, ngọt, the, tính lạnh nhưng hơi độc.
Tác dụng: Quy vào 3 kinh tâm, vị, phế. Thanh Ngưu Đởm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
3.2 Công dụng
Thanh Ngưu Đởm được sử dụng để trị ho nhiệt gây nên mất tiếng, yết hầu bị sưng đau, phụ nữ khó đẻ, rắn độc cắn với liều dùng từ 3-6g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
Rễ cây có thể dùng ngoài hoặc đem mài với giấm để bôi trị mụn nhọt, lở ngứa, tràng nhạc, tàn nhang xám đen.
Để chữa sưng chân răng, sử dụng rễ nâu nước để súc miệng rồi nhổ ra.
Sử dụng lá Thanh Ngưu Đởm đem giã nhỏ, thêm Mật Ong để bôi vào các vết mụn, nhọt ở vú hoặc bộ phận sinh dục.
4 Bài thuốc chữa đái ra máu, đái buốt từ cây Thanh Ngưu Đởm
Sử dụng 12g hoa Thanh Ngưu Đởm.
12g Sinh Địa.
Đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Thanh Ngưu Đởm, trang 833-834. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.