Thàn Mát (Hột Mát, Duốc Cá - Milletia ichthyochtona)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Thàn Mát còn được gọi là cây Duốc Cá, cây Hột Mát, nhân dân thường sử dụng làm thuốc trừ sâu hoặc làm ruốc cá. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Thàn Mát
1 Giới thiệu
Tên gọi khác: Duốc Cá, Hột Mắt, Mác Bát.
Tên khoa học: Milletia ichthyochtona Drake.
Họ thực vật: họ Đậu Fabaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Dây leo lẻ, mọc thẳng hoặc leo thành bụi cây hoặc cây gỗ.
Các lá kép lông chim mọc xen kẽ, lá chét rụng sớm hoặc tồn tại, có hoặc không có lá kèm nhỏ, lá chét có 2 đến nhiều cặp, thường mọc đối, mép nguyên.
Có 2 lá bắc, gắn vào đài hoa hoặc gắn ở phần giữa và phần trên của cuống hoa.
Hoa dài 1-2,5cm, nhẵn hoặc có lông, đài hoa rộng hình chuông, tràng hoa màu tím, hồng.
Quả dài 13cm, 1 giáp. rộng 2 đến 3cm. ⅓ phía trên quả hẹp dần lại giống hình con dao.
Hạt thường được thu hoạch vào tháng 4.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, hạt.
Thu hái lấy quả già, sau đó đập lấy hạt bên trong, phơi khô và sử dụng.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây Thàn Mát thường được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền núi của nước ta như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bắc Cạn, Tây Nguyên,...
Một số nơi ở Hà Nội cũng trồng Thàn Mát để làm cây cảnh và lấy bóng mát.
2 Thành phần hóa học
Trong hạt có chứa 38% đến 40% chất dầu, có mùi thơm, màu nâu và một số chất gây độc với cá có thể kể đến như: sapotoxin, rotenon, các chất Albumin và chất gôm.
3 Tác dụng - Công dụng
3.1 Tác dụng dược lý của cây Hột Mát
Rotenon là thành phần hóa học được chiết xuất từ cây Thàn Mát, tuy nhiên, đối với những động vật máu nóng, việc uống phải hoạt chất này không gây ra bất kỳ triệu chứng ngộ độc nào.
Trong quá trình chế biến, việc tán bột thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như chảy nước mắt, buồn nôn, hắt hơi,...
Rotenon được sử dụng với liều 150mg/kg thể trọng ở những động vật khác không thấy có tác dụng hoặc triệu chứng khó chịu nào.
Khi sử dụng theo đường tiêm mạch máu, Rotenon và các chất cùng loại (như Deguelin) có thể gây tê liệt, động vật có thể chết do ngạt.
Một số triệu chứng ngộ độc có thể gặp phải bao gồm: khó thở, liệt cơ, buồn nôn, nôn, ngạt thở.
Khi sử dụng ở liều gây chết, các triệu chứng gặp phải bao gồm: Loạn nhịp, mạch chậm, gây chết.
Cá là động vật rất nhạy cảm với Rotenon với các triệu chứng kích thích trước khi chết và ngừng thở.
Học viện Nông Lâm vào năm 1960 đã tiến hành thí nghiệm giã nhỏ hạt của cây, sau đó ngâm với nước lã trong 4-12 giờ, tiếp tục pha loãng với các nồng độ khác nhau. Khi tiến hành phun cho cây đã cho thấy tác dụng loại trừ sâu bọ hại cây trồng.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: rễ và thân có vị đắng, tính mát.
Công dụng: Khư phong, chống ngứa, trừ thấp.
Hạt có độc, được sử dụng làm thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng.
3.2.2 Công dụng
Người dân Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng rễ và thân cây Thàn Mát nấu nước và dùng ngoài để vệ sinh các vết mụn lở, mẩn ngứa, nấm,...
Hạt Thàn Mát được sử dụng để làm duốc cá bằng cách nghiền nhỏ hạt, sau đó trộn với tro bếp, rắc vào nguồn nước, cá sẽ chết và nổi lên.
Một số nơi còn sử dụng Thàn Mát để làm thuốc trừ sâu bọ bằng cách giã nhỏ hạt, ngâm nước, pha loãng với tỷ lệ 4-16%, sau đó phun lên cây.
4 Tài liệu tham khảo
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi (xuất bản năm 2004). Thàn Mát, trang 322-323, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.