Thái Tử Sâm (Pseudostellaria heterophylla)

3 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Thái Tử Sâm (Pseudostellaria heterophylla)

Thái tử sâm là loại sâm được trồng và thấy nhiều ở các tỉnh Trung quốc, được dùng làm thuốc nhờ thành phần phong phú các hợp chất bổ cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về vị thuốc Thái tử sâm.

Hình 1: Thái tử sâm
Hình 1: Thái tử sâm 

1 Tổng quan

1.1 Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Thái tử sâm

Tên gọi khác: sâm thái tử, hài nhi sâm…

Tên khoa học: Pseudostellaria heterophylla.

Họ: Cẩm chướng (Caryophyllaceae).

Hình 2: Pseudostellaria heterophylla
Hình 2: Pseudostellaria heterophylla

1.2 Mô tả thực vật

Thái tử sâm là loại cây mọc lâu năm, chiều cao trung bình đạt được khoảng 15-20cm.

Rễ cây dài, có hình trụ nhỏ hoặc hình thoi, hơi cong, thông thường khi thu hoạch sẽ đào từ 2 đến 10 cm, đường kính rễ 0,2 – 0,6cm, có ngấn trên thân, màu vàng trắng.

Rễ Thái tử sâm bóng, hơi có vân dọc, trên rễ chính cho chia nhiều rễ phụ, trong có chứa tinh bột. Hương thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Sâm chất lượng là chọn những củ mập đều, màu vàng trắng, không có rễ chùm.

Lá mọc đối xứng, hình mũi mác, hình trứng hoặc hình bầu dục dài. Hoa mọc từ nách lá.

Thời kỳ ra hoa của cây thường bắt đầu vào khoảng tháng 4, tháng 5. Thời gian đậu quả sau đó 1 tháng, tức là khoảng tháng 5 -tháng 6.

Hình 3: Đặc điểm thực vật của Thái tử sâm
Hình 3: Đặc điểm thực vật của Thái tử sâm

1.3 Phân bố, thu hái

Phân bố: Cây mọc nhiều ở các khu vực Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc (Trung Quốc).

Thu hoạch: Khoảng thời gian thu hoạch của thái tử sâm là vào thời điểm đại thử (tức là khoảng 22, 23, 24 tháng 7 hàng năm). Đào thu lấy rễ củ của cây, rửa sạch đất loại tạp rồi cho vào trong nước nóng ngâm trong 3 ~ 5 phút thì lấy ra phơi khô, nếu thấy rễ râu khô, thì xoa nhẵn rễ râu, sau đó tiếp tục phơi đến khô hẳn. Cũng có thể không ngâm qua nước nóng, sau khi bỏ đi rễ râu phơi khô trực tiếp.

Bộ phận sử dụng: Thân rễ của cây

2 Thành phần hóa học

Thành phần bên trong sâm có chứa 1 lượng lớn các hoạt chất, với sự có mặt của các Amino acid, Amylase, saponin(e), flavone, tannin, coumarin, sterol, triterpene và nhiều lọai nguyên tố vi lượng v.v…

Hình 5: Thành phần hóa học của Thái tử sâm
Hình 4: Thành phần hóa học của Thái tử sâm

3 Công dụng

3.1 Theo y học cổ truyền

Tính vị quy kinh: thái tử sâm là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, quy vào các kinh tỳ, phế.

Công năng: sâm có tác dụng đại bổ, ích khí, sinh tân dịch.

Chủ trị:

  • Các chứng tỳ khí hư nhiệt, vị âm bất túc, thường là dùng kết hợp cùng các vị thuốc có tính nhiệt khác như sơn dược, Thạch Hộc (tác dụng bổ khí yếu hơn đảng sâm).

  • Bệnh tân dịch, khí âm hư gây ra ho khan, hay hồi hộp trống ngực, mất ngủ, sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi thì thường phối hợp cùng sa sâm, Mạch Môn, toan táo nhân, ngũ vị tử.

3.2 Tác dụng dược lý

Nhờ thành phần phong phú, thái tử sâm được coi là vị thuốc cung cấp dinh dưỡng, chứa hàm lượng lớn chất đường, tinh bột, chất nhầy…

Thái tử sâm sắc lấy nước cốt, được chứng minh kích thích quá trình tăng trưởng của tế bào hạch rõ rệt.

4 Liều dùng và cách dùng

4.1 Liều dùng

Liều dùng: thái tử sâm dùng 9 ~ 30g mỗi ngày.

4.2 Bài thuốc có chứa Thài tử sâm

4.2.1 Thái tử sâm ô mai ẩm (thuốc sâm ô mai)

Nguyên liệu: Thái tử sâm, Ô mai 15g; Cam Thảo 6g; Đường phèn (hoặc đường kính).

Cho thái tử sâm, ô mai, cam thảo vào nước sắc lên, cho thêm đường uống thay trà.

Thích hợp dùng khi gặp các bệnh viêm nhiệt về mùa hè, hao tổn khí huyết, nước bọt, khát nước, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi v.v…

4.2.2 Sâm mạch trà (trà sâm mạch)

Nguyên liệu: Thái tử sâm 9g, phù tiểu mạch 15g

Bỏ thuốc vào cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào ủ trong 20 phút, Uống thay trà ngày một thang.

Thích hợp chữa các bệnh: Khí huyết thiếu hoặc khuy hư sau khi ốm dậy, mệt mỏi rã rời, mồ hôi ra mãi không thôi, ăn vào không ngon miệng, tim đập hồi hộp, khô miệng….

Hình 5: Vị thuốc Thái tử sâm
Hình 5: Vị thuốc Thái tử sâm

4.2.3 Sâm hộc trà (trà sâm thạch hộc)

Nguyên liệu: Thái tử sâm 15g, Thạch hộc 10g, Ngũ Vị Tử 6 hạt

Cả ba vị trên bỏ chung vào với nhau thái vụn nghiền nát thành bột mịn. Đổ nước sôi vào hãm, uống thay trà ngày một thang.

Dùng trong các trường hợp:

  • Ốm do nhiệt, thươmg âm, khô miệng khát nước

  • Hoặc dạ dầy âm thiếu, đau âm ỉ bên trong.

  • Hay nôn khan, lưỡi trơn tưa lưỡi ít.

  • Người già hụt hơi đuối sức, đầu váng tâm hoảng loạn v.v…

4.2.4 Dục lân cao (bánh dục lân)

Thái tử sâm, Phục Linh, sơn dược, bột gạo lức Mật Ong, đường trắng, mỗi thứ sử dụng với liều lượng vừa phải.

Đem tất cả ép chung thành bột, nhào nặn thành bánh ngọt mà ăn.

Thích hợp chữa các chứng bệnh:

  • Trẻ con ăn không tiêu, rối loạn tiêu hoá, bị bệnh gù.

  • Tỳ hư, ỉa tháo tỏng, trùng tích v.v…

4.2.5 Thái tử sâm bách hợp ngân nhĩ thang (thang sâm bách hợp mộc nhĩ trắng)

Nguyên liệu: Bách hợp, Thái tử sâm 15g; Bạch mộc nhĩ (mộc nhĩ trắng) 12g

Cho nước vào nấu lên uống ngày một thang

Dùng cho các bệnh: Ho, thiếu khí, thiếu lực, mồm khô, ăn kém, lưỡi đỏ mà thiếu nước bọt, do tỳ vị khí âm lưỡng hư sinh ra.

5 Tài liệu tham khảo

1. De-Jun Hu và cộng sự (Ngày đăng: 23 tháng 5 năm 2019). Chemistry, pharmacology and analysis of Pseudostellaria heterophylla: a mini-review, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.

2. Jun Yang và cộng sự (Ngày đăng: tháng 9 năm 2011). [Observation on biological characteristics of wild Pseudostellaria heterophylla], Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Thái Tử Sâm (Pseudostellaria heterophylla)

Multivitamin +Zn +D3 Royal Care
Multivitamin +Zn +D3 Royal Care
175.000₫
An Thần Đan
An Thần Đan
Liên hệ
Viên Sủi An Thần Bigfa
Viên Sủi An Thần Bigfa
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633