Thạch Cao (Gypsum fibrosum)
12 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Thạch cao là khoáng chất tự nhiên được biết đến với nhiều công dụng cũng như ứng dụng khác nhau, tuy nhiên những tác dụng trị bệnh của thạch cao như trị sốt, viêm lợi... thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Thạch cao.
1 Bột thạch cao là gì?
Thạch cao còn được gọi với những tên khác như bạch hổ, băng thạch, đại thạch cao. Thạch cao có tên khoa học là Gypsum fibrosum, là một loại khoáng vật được tìm thấy trong tự nhiên có tinh thể tụ tập thành khối
1.1 Tính chất
Thành phần chủ yếu của thạch cao là Calci sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O).
Thạch cao thường có màu trắng hay hơi hồng, gồm rất nhiều tinh thể không màu hay hơi vàng, xám, hoặc hồng, thỉnh thoảng có những vết Sắt. Chúng thường có hình phiến hoặc các miếng không đều, nặng, chất xốp, mặt cắt có những sợi óng ánh. Loại thạch cao tốt nhất có màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không có tạp chất.
Thạch cao thường không mùi, vị nhạt.
1.2 Cách chế biến
Cách chế biến rất quan trọng bởi dễ gây biến tính, gây hại cho sức khỏe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
Thạch cao dùng để uống: Hay sinh thạch cao là thạch cao sống, dùng sau khi đã rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ, uống hay sắc lên uống
Thạch cao chỉ dùng ngoài: Hay còn được gọi là đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao nung trong lò lửa không khói, đến khi tơi bở, công thức sẽ chỉ còn ngậm 1/2 phân tử nước. Do thạch cao nung có thể hút nước và nở ra, nên khi uống có thể gây tắc ruột rất nguy hiểm
2 Tác dụng, công dụng
2.1 Tính vị, quy kinh
Sinh thạch cao có vị ngọt, cay, đại hàn quy kinh phế, vị, tâm bào và tam tiêu
Đoạn thạch cao ngọt, cay, sáp, hàn
2.2 Cách sử dụng bột thạch cao
Trong Tây y, dùng đoạn thạch cao để băng bó, đắp khuôn, bó bột... cho người bị chấn thương cần cố định vết thương. Ngoài ra còn dùng ngoài cho những vết loét không thu miệng, ngứa, bỏng nước, lửa...
Trong Đông y, dùng sinh thạch cao như một vị thuốc có tính hàn, tác dụng chữa sốt, sốt cao phát ban, sốt rét, trúng phong, sốt cao mê sảng, mồ hôi nhiều, khát nhiều, đầu đau buốt, nhức, viêm lợi, miệng khô...
Liều dùng 10 - 36g dạng bột hay thuốc sắc sinh thạch cao và nên sắc trước các loại thuốc khác. Còn đoạn thạch cao dùng lượng thích hợp.
3 Bài thuốc chứa thạch cao
3.1 Bạch hổ thang chữa sốt cao mê sảng
Dùng 16g thạch cao, 12g ngạnh mễ, 6g tri mẫu, 2g Cam Thảo. Sắc với 600ml nước, sắc đến khi còn 20ml, chia uống 3 lần mỗi ngày
3.2 Bài thuốc chữa sốt cao
Dùng 8g thạch cao, 4g Hoàng Liên sắc với 400ml đến khi còn 200ml. chia ngày uống 3 lần, chữa sốt nóng đến phát điên
3.3 Chữa chứng máu cam, nhức đầu
2g mỗi loại gồm thạch cao, Mẫu Lệ, trộn đều rồi uống
4 Tài liệu tham khảo
- Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Chuyên luận Dược liệu: Thạch cao trang 1329 - 1330, Dược điển Việt Nam 5 tập 2. Truy cập ngày 13 tháng 06 năm 2023.
- Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam (Xuất bản năm 2004). Thạch cao trang 1047-1048, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 06 năm 2023.