Tang Diệp (Morus alba L.)

14 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Tang Diệp (Morus alba L.)

Tang Diệp là lá dâu tằm sau khi phơi khô, được dùng làm vị thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, hạ mỡ máu và kiểm soát đường huyết. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về Tang diệp.

1 Tìm hiểu chung

1.1 Tên gọi, danh pháp 

Tên Tiếng Việt: Tang diệp.

Tên khác:Lá dâu tằm; Nham tang; Tiên tang diệp; Sương tang diệp; Đông tang diệp.

Tên khoa học: Morus alba L, Folium Mori albae.

Hình 1: Morus alba L,
Hình 1: Morus alba L.

1.2 Mô tả thực vật

Dâu tằm là cây có chiều cao lên tới 6m, cành cây mập mạp. Đặc điểm cây phù hợp với môi trường độ ẩm cap và nhiều ánh sáng. Khu vực thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là ven các bãi sông, đồng bằng hoặc cao nguyên. Mùa ra hoa Dâu tằm thường vào hạ, từ tháng 4 đến tháng 5, kết quả vào khoảng tháng 5 - tháng 7 hàng năm.

Lá dâu hình trứng, kích thước khoảng 8-15 cm x 7 - 13 cm. Đầu lá nhọn, gốc lá cụt, mép lá hình răng cưa, có chia thùy khác nhau. Mặt trên lá có màu lục vàng, có khi là nâu vàng nhạt, mặt dưới màu lục nhạt, bề mặt có các gân lớn bắt đầu từ cuống lá, các gân nhỏ tỏa ra tạo thành hình mạng lưới, ở gân lá có nhiều lông tơ mịn với mùi thơm nhẹ, vị chát đắng nhẹ.

Hình 2: Dâu tằm
Hình 2: Dâu tằm

1.3 Phân bố, thu hái, chế biến 

Lá dâu tằm thường được thu hái vào thời gian mùa thu, khi trời bắt đầu có sương. Lá được thu hái là lá bánh tẻ (lá ở trạng thái vừa phải, không quá già hay quá non), màu xanh, không bị sâu ăn hay dập nát. Sau khi loại bỏ tạp chất và rửa sạch, đem phơi khô (trong bóng râm) hoặc đem đi sấy ở nhiệt độ vừa đủ. Tang diệp khô sau đó được bảo quản nơi thoáng mát để dùng (không phơi nắng hay bẻ vụn lá).

1.4 Bộ phận sử dụng 

Lá (khô) của cây Dâu tằm (Morus alba L. Moraceae).

Hình 3: Lá dâu tằm
Hình 3: Lá dâu tằm 

2 Thành phần hoá học

Trong dịch chiết Tang diệp, người ta tìm thấy có sự xuất hiện của các chất như: 

  • Tinh dầu.

  • Chất dinh dưỡng: Protein, carbohydrat, Flavonoid, coumarin, vitamin… 

  • Nhóm Flavonoid: Rutin, moracetin (quercetin-3-triglucosid), quercetin, quercitrin (quercetin 3- rhamnosid) và isoquercitrin (quercetin-3- glucosid). 

  • Dẫn chất coumarin: Umbeliferon, scopoletin và scopolin.

  • Các vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin D và caroten.

  • Sterol: ampesterol, β-sitosterol, β-sitosterol glycosid, β- ecdyson và inokosterol. 

  • Các acid hữu cơ: Acid Oxalic, acid malic, acid tartric, acid citric, acid fumaric, acid palmitic và ester ethyl palmitat.

Hình 4: Thành phần hóa học của Tang Diệp
Hình 4: Thành phần hóa học của Tang Diệp

3 Công dụng

3.1 Theo y học cổ truyền 

Tính vị: Tang diệp là vị thuốc có vị ngọt, đắng, tính hàn.

Quy kinh: quy vào các kinh phế và can. 

Công năng: Tán phong, lương huyết, làm sáng mắt. 

Chủ trị: các chứng cảm mạo phong nhiệt, ho ráo do phế nhiệt, chóng mặt, nhức đầu, mắt mờ, sây sẩm, đau mắt đỏ, mỏi mắt, chảy nước mắt, phát ban, cao huyết áp, mất ngủ. 

Ở Ấn độ, Tang diệp được dùng là thuốc ra mồ hôi, làm dịu mát. Nước sắc Tang diệp dùng súc miệng để trị viêm họng.

3.2 Tác dụng dược lý

Dịch chiết nước và cồn của Tang diệp được chứng minh có tác dụng ức chế chủng vi khuẩn gram dương, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết beta, các trực khuẩn như trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh và xoắn khuẩn.

Ngoài ra, Tang diệp còn cho thấy tác dụng an thần nhẹ, hạ và ổn định huyết áp.

Passerynum là chế phẩm có tác dụng an thần, trong thành phần có chứa Tang diệp có độc tính thấp, thực nghiệm thấy làm giảm hưng phấn ở chuột nhắt đã gây kích thích với cafein, đồng thời làm hạ huyết áp, tăng tần số, biên độ hô hấp của thỏ, giảm nhịp tim và tính co bóp của các sợi cơ trên tim.

 

Hình 5: Tác dụng dược lý của Tang Diệp
Hình 5: Tác dụng dược lý của Tang Diệp

4 Liều dùng & cách dùng

4.1 Liều dùng

Tang diệp khô sử dụng với liều dùng 5-12 g/ngày.

4.2 Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa mộng thịt ở khóe mắt 

Tang diệp, Cỏ mực rửa sạch, loại tạp, sau đó vào nồi đất, đun trên bếp cùng nước và một ít bột vôi, dùng làm nước xông từ 2 đến 3 lần.

Chữa mắt bị sưng đỏ, gây đau mắt

Bài thuốc 1

Tang diệp, Cúc hoa, Sài Hồ, Xích Thược mỗi vị 12g, Quyết minh tử 8g, Đăng tâm 2 - 4g.

Sắc nước uống để dùng mỗi ngày.

Bài thuốc 2

Lấy 40g Tang diệp và 12g Mang tiêu, đem sắc cùng nước, sau đó lấy nước bỏ bã, hòa tan thêm 12g mang tiêu rồi dùng để rửa mắt hột, mắt đỏ.

Chữa đau họng, ho khan, bạch hầu ở trẻ em

Tang diệp 20g, Bạch cương tàm 10g, Bạc hà 5g, sắc lấy nước uống.

Chữa phong nhiệt, sốt và ho nhiều, có tức ngực, khạc ra đờm vàng

Chuẩn bị:

  • Tang diệp, Kim ngân: 12g

  • Bạc hà, Cúc hoa, Lá ngải cứu: 10g

  • Xạ can: 8g.

Hỗn hợp dược liệu đem sắc để lấy nước uống ngày 1 thang, dùng trong 5 ngày liên tục.

Chữa trị ho, sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản nhẹ.

Tang diệp, Cúc hoa, Khổ hạnh nhân, Liên kiều: 12g; Bạc hà, Cam thảo: 4g; Cát cánh 8g; Lô căn 6g.

Sắc lấy nước dùng uống.

Hình 6: Vị thuốc Tang Diệp
Hình 6: Vị thuốc Tang Diệp

Chữa nôn ra máu

Tang diệp đem sao vàng, sau đó sắc uống mỗi ngày 12 -16g.

Chữa mụn nhọt lâu ngày không lành

Tang diệp sau khi sao vàng, đem tán nhỏ rồi rắc vào mụn.

Phòng sốt xuất huyết

Tang diệp, Sắn dây, Mã đề, Sinh Địa, Lá tre:  12g, Lá khế 16g.

Đem tất cả sắc chung lấy nước uống. dùng 1 ngày 1 thang, dùng mỗi ngày trong thời gian có dịch.

Tang cúc ẩm

Công dụng: trị ho khi mới nhiễm cảm, nhiệt gây khát nước, lưỡi rêu trắng, mạch đập phù sác.

Nguyên liệu:

Hạnh nhân 6g

Liên kiều 4,5g

Bạc Hà 2,4g

Tang diệp 7,5g                

Cúc Hoa 3g

Cát Cánh 6g

Cam Thảo 2,4g

Vỹ căn (rễ lau sậy) 6g   

Đem thang thuốc sắc vưới nước, 2 chén nước thì sắc đến khi còn 1 chén. Dùng 1 chén mỗi ngày (chia 2 lần).

5 Tài liệu tham khảo

1. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2006). Dâu tằm, trang 613 - 618, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.

2. Gaber El-Saber Batiha và cộng sự (Ngày đăng: ngày 6 tháng 3 năm 2023). Morus alba: a comprehensive phytochemical and pharmacological review, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tang Diệp (Morus alba L.)

Thanh Đường Kawa
Thanh Đường Kawa
Liên hệ
Topvizion Plus
Topvizion Plus
Liên hệ
Viên Ngậm M7
Viên Ngậm M7
245.000₫
Viên Nang Ho Đại Đức Mạnh
Viên Nang Ho Đại Đức Mạnh
195.000₫
HOÀNG BẢO ĐAN
HOÀNG BẢO ĐAN
225.000₫
Dưỡng Tâm An thần TW3
Dưỡng Tâm An thần TW3
Liên hệ
Diệp Hoa Trà Vương Bảo
Diệp Hoa Trà Vương Bảo
Liên hệ
Viên sủi Hypoly
Viên sủi Hypoly
690.000₫
Thiên Môn Bổ Phổi 90ml
Thiên Môn Bổ Phổi 90ml
Liên hệ
Bổ thần kinh Tín Phong
Bổ thần kinh Tín Phong
120.000₫
Cao ho Minh Khang
Cao ho Minh Khang
280.000₫
Tâm diệu vương
Tâm diệu vương
250.000₫
12 1/2
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633