Tam Lăng (Cây Lòng Thuyền - Curculigo gracilis)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cây Tam Lăng có tên khoa học là Curculigo gracilis (Kurz) Hook.f.). Tam Lăng thường được phối hợp với các vị dược liệu khác để chữa đầy bụng, khí uất, đau tức vùng ngực. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Tam Lăng
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Curculigo gracilis (Kurz) Hook.f.
Tên gọi khác: Cây Lòng Thuyền, Cồ Nốc Mảnh.
Họ thực vật: Sâm Cau Hypoxidaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Tam Lăng thuộc dạng cây thảo có kích thước lớn, thường sống lâu năm.
Cây có chiều cao khoảng 1 mét.
Lá mọc từ gốc, các lá hợp thành những thân giả nhờ các bẹ lá ép sát nhau. Phiến lá có dạng hình mũi máu hoặc hình dải, chiều dài lá khoảng 40 đến 60cm, rộng khoảng 7 đến 10cm.
Gốc và đầu của lá nhọn, có bề mặt nhẵn, màu xanh lục nhạt, trên phiến lá có nhiều gân song song. Chiều dài của cuống lá khoảng 30 đến 40cm.
Cụm hoa mọc trên một cán có chiều dài khoảng 20cm, lông mịn, được bao bọc bởi nhiều lá bạc có lông rặm. Hoa có màu vàng.
Tràng có cánh tương tự lá đài nhưng kích thước nhỏ hơn.
Nhị 6 bằng nhau.
Không có chỉ nhị.
Quả có dạng hình bầu dục, có cuống.
Hạt nhiều.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tam lăng là tên gọi chung của một số loài có hình dạng giống nhau thuộc cùng chi Curculigo Gaertn (ngoại trừ Sâm Cau).
Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc phía Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta, đôi khi có thể tìm thấy cây ở khu vực Tây Nguyên.
Tam Lăng là loài cây ưa ẩm, ưa bóng, thường mọc tập trung thành những khóm lớn, men theo các bờ suối hoặc những tán rừng kín, độ cao phân bố khoảng 400-1300 mét.
Cây ra hoa quả hàng năm, khi chín quả sẽ tự mở.
Cây tái sinh chủ yếu từ hạt.
2 Công dụng của cây tam lăng
2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Thân rễ có tính ấm.
Công dụng: Phá tán, thông kinh, ứ trệ.
2.2 Công dụng
Thân rễ của cây thường được sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, đầy bụng, thủy thũng. Bên cạnh đó, Tam Lăng có thể được sử dụng để thay thế cho Sâm Cau.
Liều dùng được khuyến cáo là 20-30g, đem sắc lấy nước uống.
3 Một số cách trị bệnh từ cây Tam Lăng
3.1 Chữa đầy bụng, đau tức vùng ngực, khí uất
Sử dụng 12g rễ Tam Lăng đem nướng.
12g Bồng Nga Truật đem nướng.
12g rễ Rẻ Quạt tẩm rượu.
12g hạt Gấc bỏ vỏ đem sao với rượu.
16g Hương Phụ.
16g Bình Lang.
16g Mộc Thông.
Tất cả các vị đem tán thành bột.
Mỗi lần lấy 4g đem hãm với nước sôi và uống vào lúc đói.
3.2 Chữa kiết lỵ
80g Tam Lăng đem sao.
80g Trần Bì sao đen.
80 Nga Truật đem sao.
30g Hắc Sửu phơi khô sao vàng.
30g Riềng sao đen.
40g Bách Thảo Sương rang.
20g Nhục Đậu Khấu.
12g Liên Kiều để sống.
12g Sa Nhân.
30g Binh Lang.
Các vị đem tán thành bột, luyện với đường để tạo thành bánh.
Người lớn sử dụng 32g mỗi ngày.
Trẻ em sử dụng theo độ tuổi với liều 4-8g.
3.3 Chữa thủy thũng
20g rễ Tam Lăng.
20g Nga Truật.
20g Miết Giáp.
12g Nguyên Hoa.
8g Thường Sơn.
8g Thảo Quả.
Các vị đem thái nhỏ, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Tam Lăng, trang 773-774. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.