Tai Tượng Đuôi Chồn (Acalypha hispida Burm.f.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Acalypha

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Acalypha hispida Burm.f.

Tai Tượng Đuôi Chồn (Acalypha hispida Burm.f.)

Tai tượng đuôi chồn thuộc dạng cây nhỏ hay cây bụi, chiều cao mỗi cây từ 1 đến 1,5 mét. Vỏ cây có màu nâu xanh. Lá cây mọc so le, phiến lá thuộc dạng phiến Xoan hay dạng bầu dục thuôn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Acalypha hispida Burm.f.

Họ thực vật: Thầu Dầu (Euphorbiaceae).

Hình ảnh cây Tai tượng đuôi chồn
Hình ảnh cây Tai tượng đuôi chồn

1.1 Đặc điểm thực vật

Tai tượng đuôi chồn thuộc dạng cây nhỏ hay cây bụi, chiều cao mỗi cây từ 1 đến 1,5 mét.

Vỏ cây có màu nâu xanh. Lá cây mọc so le, phiến lá thuộc dạng phiến xoan hay dạng bầu dục thuôn, chiều dài mỗi lá từ 8 đến 15cm, đầu lá nhọn, gốc lá có dạng hình tròn hay hình tim. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới của lá có lông thưa, đặc biệt lông nhiều trên các gân lá, phiến có màu lục bóng, chiều dài cuống lá khoảng 2-3cm.

Cụm hoa dạng bông, mọc ở nách lá, chiều dài mỗi bông từ 20-40cm, mọc thòng xuống dưới, xù xì, màu đỏ tươi. Hoa cái ở nách một lá bắc có răng to, vòi nhụy như chổi, màu đỏ, bầu có lông.

Tai tượng đuôi chồn thường được trồng làm cảnh
Tai tượng đuôi chồn thường được trồng làm cảnh

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, vỏ và hoa.

Toàn bộ cây
Toàn bộ cây

1.3 Đặc điểm phân bố

Tai tượng đuôi chồn được tìm thấy ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được trồng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tai tượng đuôi chồn thường được trồng để làm cảnh, cây thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất nên trồng ở những khu vực có đất màu mỡ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tai tượng đuôi chồn mọc ở độ cao lên đến 700 mét, cây ra hoa quả quanh năm.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

2 Cách trồng

Tai tượng đuôi chồn có tốc độ sinh trưởng thuộc dạng trung bình. Cây phát triển tốt trong điều kiện che bóng một nửa, khi trồng nên chọn những loại đất có khả năng thoát nước tốt, đồng thời vẫn phải cung cấp đầy đủ nước cho cây, bảo vệ cây khỏi tác hại của gió.

Màu sắc cũng như hình dáng của cây phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tưới cũng như chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Tai tượng đuôi chồn thường được trồng làm cảnh
Tai tượng đuôi chồn thường được trồng làm cảnh

3 Thành phần hóa học

Tai tượng đuôi chồn chứa ellagitannin cụ thể là acalyphidin M1, M2 và D1, anthocyanin cụ thể là cyanidin 3- O -(2″-galloyl- β -galactopyranoside), cyanidin 3- O -(2″-galloyl-β-galactopyranoside), và cyanidin 3- O -β-galactopyranoside.

Các sàng lọc hóa thực vật trước đây đối với chiết xuất lá của cây Tai tượng đuôi chồn chỉ ra sự hiện diện của đường khử, glycosid, steroid, FlavonoidSaponin.

Lá của cây còn được báo cáo là có đặc tính gây độc tế bào, kháng khuẩn, chống ung thư, kháng khuẩn và kháng nấm.

Tai tượng đuôi chồn thường được trồng làm cảnh
Tai tượng đuôi chồn thường được trồng làm cảnh

4 Tác dụng của cây Tai tượng đuôi chồn

4.1 Tác dụng dược lý

Chiết xuất Ethanol và nước của lá cây Tai tượng đuôi chồn thể hiện hoạt động chống viêm đáng kể thông qua việc giảm carrageenan và sự hình thành phù nề do histamin gây ra ở chuột thử nghiệm. Các chiết xuất cũng cho thấy hoạt động chống oxy hóa mạnh theo một số phương pháp. Hoạt động chống viêm được quan sát thấy có thể là do sự hiện diện của nồng độ axit ellagic cao trong các chiết xuất thực vật. Ngoài ra, các thành phần phenolic khác có trong cây có thể hỗ trợ hoạt động chống viêm.

Hình ảnh cây Tai tượng đuôi chồn
Hình ảnh cây Tai tượng đuôi chồn

4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Tính vị: Hoa có tác dụng chỉ lỵ, lá cây có tác dụng tiêu viêm, sát trùng.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng hoa để trị ỉa chảy rất đặc hiệu, ngoài ra, Tai tượng đuôi chồn còn được dùng để trị các cơn đau tương tự.

Lá cây Tai tượng đuôi chồn sau khi giã nát với lá thuốc lá xanh, đem đi hấp nóng sau đó đắp lên các mụn loét thâm căn cố đế.

Nhân dân Malaysia sử dụng nước sắc từ lá và hoa của cây như một loại thuốc có tác dụng làm dịu đau vết thương và mụn nhọt. Ngoài ra, nước sắc từ lá và hoa còn được dùng để uống như một loại thuốc nhuận tràng và lợi tiểu khi bị bệnh lậu. Vỏ cây được sử dụng như một loại thuốc long đờm, dùng trong các trường hợp bị ho và cũng được dùng để trị bệnh hen.

Lá cây có tính làm săn da, hoa cũng được dùng để trị ỉa chảy.

Hình ảnh cây Tai tượng đuôi chồn
Hình ảnh cây Tai tượng đuôi chồn

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Tai tượng đuôi chồn, trang 763. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Md. Afjalus Siraj và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2016). Anti-Inflammatory and Antioxidant Activity of Acalypha hispida Leaf and Analysis of its Major Bioactive Polyphenols by HPLC, NCBI. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tai Tượng Đuôi Chồn (Acalypha hispida Burm.f.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633