Tai Chuột (Mộc Tiền - Dischidia acuminata Cost.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Tai Chuột (Mộc Tiền - Dischidia acuminata Cost.)

Cây Tai Chuột có tên khoa học là Dischidia acuminata Cost.). Cây sống bì sinh trên các loại cây cổ thụ khác. Nhân dân ta thường sử dụng cây Tai Chuột để chữa phù thũng, lợi tiểu hoặc dùng ngoài để chữa viêm hạch ở cổ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Tai Chuột

1 Giới thiệu

Cây Tai Chuột có thể được trồng để làm cảnh
Cây Tai Chuột có thể được trồng để làm cảnh

Tên khoa học: Dischidia acuminata Cost.

Tên gọi khác: Mộc Tiền, Dây Hạt Bí, Qua Tử Kim.

Họ thực vật: Thiên lý Asclepiadaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây tai Chuột là loài có kích thước nhỏ, rễ mọc ở các mấu
Cây tai Chuột là loài có kích thước nhỏ, rễ mọc ở các mấu

Tai Chuột thuộc dạng cây có kích thước nhỏ, sống bì sinh trên các cành của những cây khác.

Thân cây có kích thước mảnh, tương đối dài, rễ mọc ở các mấu, cây thường mọc thõng xuống dưới.

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục, kích thước nhỏ nhưng dày, chứa nhiều nước. Lá của cây Tai Chuột thường có màu lục vàng nhạt, chiều dài của lá khoảng 1,8 đến 2,4cm, chiều rộng của lá từ 0,8 đến 1,4cm. Lá có gốc tròn, đầu hơi tù, trên phiến có gân nhưng không rõ (ngoại trừ gân chính).

Cuống lá ngắn, trên cuống có nhiều lông nhỏ.

Hoa có kích thước nhỏ, có màu trắng, thường mọc tập trung ở các kẽ lá.

Đài có nhiều răng kích thước nhỏ, tràng phình to ở dưới.

Quả 2 đại.

Hạt có lông.

Toàn cây Tai Chuột có Nhựa mủ trắng.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Hình ảnh cây Tai Chuột mọc cùng với các loại cây khác
Hình ảnh cây Tai Chuột mọc cùng với các loại cây khác

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Phương pháp chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Dischidia R. Br. có 9 loài ở nước ta, đều là những cây leo bằng thân cuốn và rễ bám.

Tai Chuột được tìm thấy ở nhiều khu vực địa lý khác nhau bao gồm các tỉnh có vùng núi, trung du đến đồng bằng, độ cao phân bố dưới 800m mét.

Trên thế giới, Tai Chuột phân bố ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác thuộc khu vực Đông - Nam Á và Nam Á.

Tai Chuột thuộc dạng cây sống bì sinh trên các thân của cây khác như cây gỗ, câu bụi, đôi khi là đá. Cây thường mọc theo những bờ suối của các khu rừng thứ sinh. Tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng và thành phố, Tai Chuột cũng được tìm thấy trên các loại cây gỗ cổ thụ, mọc lẫn với cây dương sỉ và lan san hô.

Tai Chuột là loài ra hoa quả hàng năm thường vào mùa hè-thu.

Cây có thể được trồng để làm cảnh.

2 Tác dụng - Công dụng của cây tai chuột

Hình ảnh lá và hoa của cây tai Chuột
Hình ảnh lá và hoa của cây tai Chuột

2.1 Tác dụng dược lý

Theo kinh nghiệm dân gian, Tai Chuột là vị thuốc có tác dụng tiêu viêm, tiêu phù, lợi tiểu.

2.2 Công dụng

2.2.1 Chữa viêm đường tiết niệu

Tai Chuột được coi là một vị thuốc nhưng thường được dùng trong phạm vi nhân dân, đặc biệt là các tỉnh thuộc miền núi nước ta để làm thuốc chữa viêm đường tiết niệu, khí hư ở phụ nữ, đái buốt, đái đục, nước tiểu xuất hiện màu vàng.

Bài thuốc như sau:

  • 30g toàn cây Tai Chuột.
  • 20g lá Bạc Thau.
  • 20g rễ Cỏ Tranh.

Các vị đem thái nhỏ, sau đó sắc cùng với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2.2.2 Chữa phù thũng

Sử dụng lá của cây tai Chuột, Thài Lài tía, rễ Cỏ Xước, bông Mã Đề, mỗi vị sử dụng khoảng 1 nắm.

Sao qua, sắc lấy nước uống.

2.2.3 Chữa viêm hạch ở cổ

Sử dụng toàn cây Tai Chuột phối hợp với thân của cây Đau Xương, Lá Mò trắng, Lá Mã Đề, lá Đậu Ván Trắng, mỗi vị dùng 20-30g.

Các vị đều dùng tươi, đem giã nhỏ, sau đó trộn lẫn với nước vo gạo, sử dụng cả bã cả nước để đắp tại chỗ, mỗi ngày dùng 1 lần.

2.2.4 Chữa thối tai

Sử dụng rễ Hà Thủ Ô trắng cùng với toàn cây Tai Chuột đem giã nát, chắt lấy nước để nhỏ vào tai giúp chữa thối tai.

3 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Tai Chuột, trang 768-769. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tai Chuột (Mộc Tiền - Dischidia acuminata Cost.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633