Tai Chua (Garcinia cowa Roxb.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Clusiaceae (Bứa) |
Chi(genus) | Garcinia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Garcinia cowa Roxb. |
Tai chua thuộc loại thân gỗ lớn, chiều cao có thể lên đến 18 mét, thân cây thẳng đứng. Nhân dân thường sử dụng Tai chua để làm thuốc chữa cảm sốt, làm nước giải khát. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Tai chua.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Garcinia cowa Roxb.
Tên gọi khác: Bứa cọng.
Họ thực vật: Măng cụt Clusiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Tai chua thuộc loại thân gỗ lớn, chiều cao có thể lên đến 18 mét, thân cây thẳng đứng.
Vỏ thân có màu xám đen, cành nhiều, cành thường mọc ngang, đầu cành hướng xuống dưới.
Phiến lá có dạng hình bầu dục, chiều dài lá khoảng 7 đến 12cm, chiều rộng từ 3-5cm. Gân bên chạy song song với lá.
Chiều dài cuống khoảng 2cm, mảnh.
Hoa đực mọc thành tán ở đầu cành, gồm 3-8 hoa. Mỗi cách hoa có kích thước bằng 2 lá đài, nhị nhiều.
Các hoa lưỡng tính mọc đơn độc.
Bầu trên gồm 6-9 ô.
Quả thịt, có dạng hình cầu, chia thành từng múi. Vỏ quả dày, bên trong có màu đỏ, bên ngoài có màu vàng.
Mỗi quả gồm 6-8 hạt, các hạt có bao bọc màng xung quanh.
Mùa hoa rơi vào tháng 3 đến tháng 5, mùa quả rơi vào tháng 7 đến tháng 9.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ quả, thân, lá, nhựa.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tai chua thường được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Hà giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên và ở Hà Nội.
Cây còn được tìm thấy ở một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Myanmar.
Tai chua là loài ưa sáng, thường bắt gặp trong các khu rừng thứ sinh với độ cao phân bố dưới 400 mét.
Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng trên các loại đất sâu, dễ thoát nước.
Cây có khả năng tái sinh từ hạt, thường được trồng nhiều trong vườn nhà để lấy quả.
2 Thành phần hóa học
Vỏ quả của cây Tai chua có chứa acid citric, acid malic, acid tartric, gôm nhựa.
Hạt chứa chất gây nôn, sau khi nướng bằng nhiệt cũng không thể mất tác dụng này.
3 Công dụng của cây tai chua
3.1 Tính vị, tác dụng
Thân, Nhựa và lá của cây Tai chua có vị đắng, tính mát, chát, ít độc có tác dụng khử trùng.
3.2 Công dụng
Nhân dân ta thường sử dụng vỏ quả của cây Tai chua để làm thuốc chữa sốt, giải khát với liều 6-10g mỗi ngày.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng nhựa cây để làm thuốc.
Nhân dân Trung Quốc sử dụng gôm nhựa tươi cho vào mũi trong các trường hợp bị đỉa chui vào mũi.
Dịch chiết quả Tai chua đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa lành vết thương, vết loét và bệnh lỵ. Ngoài ra, quả của cây được dùng chữa chứng khó tiêu, tăng cường lưu thông máu và làm thuốc long đờm trong khi rễ và vỏ cây được dùng để điều trị sốt.
Theo Y học hiện đại, quả Tai chua có tác dụng cải thiện lưu thông máu, long đờm, giảm ho, hạ sốt, nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa và điều trị bệnh lỵ. Quả Tai chua còn được chứng minh đặc tính dược lý như chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến, chống tiểu cầu, chống ung thư, kháng khuẩn và chống đái tháo đường.
Tai chua còn được chứng minh có tác dụng bảo vệ dạ dày ở động vật thí nghiệm thông qua việc cải thiện hàng rào bảo vệ niêm mạc và cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa chống lại tổn thương dạ dày do stress oxy hóa gây ra.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi (xuất bản năm 2021). Tai chua, trang 758-759, Từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
Tác giả Hem Raj Paudel và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2023). Garcinia cowa Roxb. ex Choisy, Researchgate. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
Tác giả Prakash Chandra Gupta và cộng sự (Ngày đăng năm 2021). Protective effect of standardised fruit extract of Garcinia cowa Roxb. ex Choisy against ethanol induced gastric mucosal lesions in Wistar rats, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.