Tắc Kè Đá (Drynaria bonii Christ)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Pteridophyta (ngành Dương xỉ) Pteridopsida (lớp Dương xỉ túi bào tử mỏng) |
Bộ(ordo) | Polypodiales (Dương xỉ) |
Họ(familia) | Polypodiaceae (Dương xỉ) |
Chi(genus) | Drynaria |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Drynaria bonii Christ |
Tắc kè đá thuộc dạng cây cao, chiều cao mỗi cây khoảng 0,45 đến 0,7cm, cây sống lâu năm. Nhân dân thường sử dụng thay Cốt Toái Bổ trong các trường hợp đau lưng, phong thấp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Drynaria bonii Christ
Tên gọi khác: Co cắc kè.
Họ thực vật: Ráng Polypodiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Tắc kè đá thuộc dạng cây cao, chiều cao mỗi cây khoảng 0,45 đến 0,7cm, cây sống lâu năm.
Tắc kè đá có thân rễ mọc bò, có lông, mọng nước, các lông có dạng vảy cứng màu vàng nâu, các vảy có dạng hình ngọn giáo rất hẹp.
Những lá ở gốc cây có nhiệm vụ chính là hứng mụn, phiến lá có dạng hình thận hoặc hình trái xoan, lá không có cuống, màu nâu, mép lá nguyên, lượn sóng, mọc áp sát vào thân rễ.
Những lá sinh sản có cuống, các cuống có chiều dài khoảng từ 10 đến 20cm, phiến lá dài từ 20 đến 45cm, chiều rộng từ 15 đến 20cm, màu sẫm, phiến lá chẻ lông chim thành nhiều thùy (chủ yếu là 7-9 thùy), các thùy có dạng hình trái xoan - ngọn giáo, mép lá uốn lượn.
Túi bào tử rất nhỏ, các bào tử có dạng hình trái xoan, màu vàng nhạt.
Mùa sinh sản là khoảng tháng 5 đến tháng 8.
Dưới đây là hình ảnh cây Tắc kè đá
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân rễ đã trưởng thành.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Loại bỏ những rễ con và gốc lá, đem rửa sạch và thái thành từng miếng, đem phơi hoặc sấy khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Trong số các loài thuộc chi Drymaria Bory được dùng làm thuốc tại nước ta thì Tắc kè đá có khu vực phân bố rộng rãi nhất. Cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, Đông Tây Nguyên từ khu vực Quảng Nam kéo dài đến Phú Yên. Các tỉnh phân bố chủ yếu bao gồm Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình,... Trên thế giới, Tắc kè đá còn được tìm thấy ở Trung Quốc và Lào.
Tắc kè đá thuộc loại dương xỉ phụ sinh, cây ưa ẩm, có khả năng chịu bóng, thường mọc bám trên đá hoặc trên những cây gỗ ở rừng kín thường xanh ẩm tạo thành từng mảng, độ cao phân bố từ 300-1000 mét, có khi cao hơn.
Thân rễ của cây phát triển, phân nhánh lệch hay lưỡng phân. Từ đầu mầm thân rễ phát triển những cặp lá hứng mùn và lá sinh sản. Cây sinh sản bằng bào tử, phát tán nhờ gió và nước mưa.
Việt Nam vốn là quốc gia có nguồn tắc kè đá tương đối phong phú. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm khai thác liên tục, môi trường sống của cây đã bị thu hẹp dần do đó số lượng cây cũng bị suy giảm nhiều.
2 Tác dụng - Công dụng của cây tắc kè đá
2.1 Tác dụng dược lý
Tác dụng chống viêm
Khi nghiên cứu trên mô hình gây phù bằng kaolin ở chuột cống trắng, người ta nhận thấy rằng, dịch chiết từ thân rễ của cây Tắc kè đá có tác dụng chống viêm cấp ở mức độ trung bình.
Liều giảm viêm 50% là 118g/kg (Cốt toái bổ có tác dụng chống viêm mạnh hơn với liều thấp hơn, chỉ 65g/kg).
Công dụng theo Y học cổ truyền
2.2 Tính vị, tác dụng
Thân rễ có vị hơi đắng, chát, tính ấm.
Tác dụng: Hoạt huyết, bổ thận, tán ứ.
2.3 Công dụng
Tác dụng của Tắc kè đá ngâm rượu là gì? Tắc kè đá được sử dụng trong các trường hợp bị đau lưng, phong thấp, thận hư, nhức xương, thần kinh suy nhược, trẻ em cam tích. Tắc kè đá là vị thuốc thường được sử dụng để thay thế cho cốt toái bổ. Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Có thể dùng ngoài bằng cách sử dụng thân rễ của cây Tắc kè đá, đem giã nát sau đó gói vào lá chuối nướng cho đến khi mềm, đắp lên chỗ đau trong trường hợp đòn ngã, huyết ư, bong gân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
3 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Tắc kè đá, trang 791-792. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.