Sừng Trâu (Strophanthus caudatus (Burm.f.) Kurz.)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Apocynaceae (Trúc đào)

Chi(genus)

Strophanthus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Strophanthus caudatus (Burm.f.) Kurz.

Sừng Trâu (Strophanthus caudatus (Burm.f.) Kurz.)

Sừng trâu thuộc dạng cây đứng hay dây leo, cây có mũ. Thân cây có dạng hình tròn, có nhiều lỗ bì. Lá cây to, phiến lá thuôn hình ngọn giáo hay thuôn hình bầu dục, có mũi hay gần nhọn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Strophanthus caudatus (Burm.f.) Kurz.

Tên gọi khác: Dây vòi voi, Thuốc bắn đuôi.

Họ thực vật: Trúc đào Apocynaceae.

Quả của cây Sừng trâu
Quả của cây Sừng trâu

1.1 Đặc điểm thực vật

Sừng trâu thuộc dạng cây đứng hay dây leo, cây có mũ.

Thân cây có dạng hình tròn, có nhiều lỗ bì.

Lá cây to, phiến lá thuôn hình ngọn giáo hay thuôn hình bầu dục, có mũi hay gần nhọn ở đỉnh, thành góc ở gốc, hơi dai, chiều dài khoảng 12 đến 32cm, chiều rộng từ 4-7cm.

Hoa của cây Sừng trâu có màu đỏ, mọc thành xim ở ngọn, chiều dài từ 4-5cm. Cánh hoa dài, lá đài nhọn.

Quả đại 2, quả to, chiều dài từ 18 đến 22cm, chiều rộng 2,5cm đo ở gốc.

Hạt nhiều, hạt dài 1,75cm, rộng 6mm, có lông mào dài 3,5cm, lông màu trắng.

Dưới đây là hình ảnh của cây Sừng trâu:

Hình ảnh cây Sừng trâu
Hình ảnh cây Sừng trâu

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Hạt và nhựa cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Sừng trâu được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc nước ta bao gồm Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Quảng Trị, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở một số khu vực khác như Lào, Myanmar, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin.

Sừng trâu là loài ưa sáng, thường mọc ở ven rừng hay trong các đám cây bụi.

Cây ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5, có quả từ tháng 8 đến tháng 12.

Hình ảnh hoa của cây Sừng trâu
Hình ảnh hoa của cây Sừng trâu

2 Thành phần hóa học

Hạt, giống như hạt của các loài khác trong chi Strophanthus, được dùng để chiết xuất glucoside, strophanthin. Strophanthin là một glucoside digitalis được sử dụng làm thuốc kích thích tim.

Vỏ cây, giống như các loài Strophanthus khác, cũng được sử dụng để chiết xuất strophanthin.

Nghiên cứu chiết xuất Ethanol 80% của lá chiết xuất được terpenoid, glycoside, Saponin, anthraquinone; từ vỏ cây chiết xuất được alkaloid, terpenoid, tannin, glycoside, saponin.

Hoa có màu đỏ đặc trưng
Hoa có màu đỏ đặc trưng

3 Công dụng của cây Sừng trâu

3.1 Tính vị, tác dụng

Sừng trâu có tác dụng tương tự như Sừng dê, giúp lợi tiểu, cường tâm, tiêu thũng.

Sừng trâu có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng
Sừng trâu có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng

3.2 Công dụng

Hạt là nguyên liệu dùng để chế strophanthin pha thuốc tiêm cho những bệnh nhân bị bệnh tim.

Nhựa cây có độc, thường được trộn lẫn cùng với nhựa cây Sui để làm thuốc bắn. Sau khi chế xong, pha thêm dịch thuốc lá để làm mềm.

Nhựa cây cũng được sử dụng để làm thuốc diệt sâu bọ. Nhân dân Campuchia sử dụng nhựa cây trong Y học dân gian để làm thuốc hạ nhiệt.

Hoa của cây sừng trâu
Hoa của cây sừng trâu

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Sừng trâu, trang 755-756. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sừng Trâu (Strophanthus caudatus (Burm.f.) Kurz.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633