Sừng tê giác
0 sản phẩm
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Animalia (Động vật) Chordata (Động vật có dây sống) Mammalia (Thú) |
Bộ(ordo) | Perissodactyla (Móng guốc lẻ) |
Họ(familia) | Rhinocerotidae (Tê giác) |
Chi(genus) | Rhinoceros Linnaeus, 1758 |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822 |
Sừng tê giác được thu hoạch bằng cách tách lớp da dày khỏi xương mũi và loại bỏ màng cùng gai cứng ở phần đế. Sừng có hình chuỳ tròn hoặc hơi có cạnh, đầu tù hoặc nhọn và hơi xiên, dài 20-25cm, màu đen ở ngoài và nhạt dần về phía dưới. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
Lưu ý: Nội dung dưới đây được trình bày với mục đích cung cấp thông tin và không khuyến khích các hành vi săn bắt, giết hại, nuôi nhốt, vận chuyển hay buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đang được bảo vệ. Việc vận chuyển bất hợp pháp sừng tê giác một sừng có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm các quy định bảo vệ động vật quý hiếm.
1 Giới thiệu về sừng tê giác
1.1 Nguồn gốc
Dược liệu được lấy từ sừng của loài Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus Desmarest) hay còn gọi là tê giác Java. Loài này hiện nay đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam. Trên thế giới chỉ còn lại 76 cá thể tê giác một sừng trong tự nhiên, phân bố tại Indonesia (Số liệu thống kê của Tổ chức Tê giác Quốc tế). Thông tin chi tiết và đặc điểm của loài tê giác một sừng xem tại đây.
1.2 Mô tả
Sừng tê giác được thu hoạch bằng cách tách lớp da dày khỏi xương mũi và loại bỏ màng cùng gai cứng ở phần đế. Sừng có hình chuỳ tròn hoặc hơi có cạnh, đầu tù hoặc nhọn và hơi xiên, dài 20-25cm, màu đen ở ngoài và nhạt dần về phía dưới. Phần đế sừng có các răng cưa nhỏ gọi là "mã nha biên", bề mặt không đều. Phần giữa có các vân dọc và gai cứng chưa gọt hết, được gọi là "cương mao". Đầu sừng nhỏ và nhẵn bóng, mặt trước có rãnh dọc dài 12-16cm. Phía dưới rãnh có phần lồi gọi là "dia cương" dài khoảng 8cm, cao 4cm. Đế sừng to, hình tròn dài với phía trước hẹp, phía sau rộng như mai rùa, dài 16-24cm và rộng 12-16cm. Màu sắc của đế sừng từ xám đen hoặc nâu đen, nhạt dần ra phía ngoài thành nâu xám hoặc vàng xám. Đáy lõm sâu 0,4-0,8cm và có nhiều chấm tròn dày đặc gọi là "sa dê". Chất sừng rất cứng và nặng, có thớ dọc đều mà không có thớ vân, chỉ có thể chẻ theo chiều dọc. Khi chẻ ra có màu trắng xám với các đốm nhỏ như hạt vừng hoặc có những đường chỉ ngắn. Sừng chất lượng tốt có màu đen bóng, không nứt, sa dê tròn to và có mùi thơm nhẹ (theo Dược điển đông y Trung Quốc).
2 Thành phần hóa học của sừng tê giác
Sừng tê giác chứa keratin, calci carbonat, calci phosphat và các acid amin. Một số tài liệu cho thấy dịch chiết sừng tê giác cho phản ứng alkaloid, tuy nhiên hoạt chất chính chưa được xác định rõ.
Hình ảnh sừng tê giác
3 Tác dụng của sừng tê giác
3.1 Tính vị và công năng
Trong y học cổ truyền, sừng tê giác được mô tả có vị hơi mặn, đắng và chua, tính hàn, không độc. Nó tác động đến ba kinh tâm, can và vị. Công dụng chính bao gồm thanh nhiệt, trấn kinh, giải độc, giảm đau, cầm máu và gần đây được xem là chất kích thích sinh dục mạnh.
3.2 Công dụng
Sừng tê giác được đánh giá cao trong điều trị các bệnh như sốt cao, mê sảng, phát cuồng, co giật, đau đầu dữ dội, thổ huyết, chảy máu cam, vàng da, hậu bối, ung nhọt và liệt dương. Liều dùng thông thường là 0,5-1g mỗi ngày, có thể tăng lên 3-4g trong một số trường hợp.
Cách mài sừng tê giác: Phương pháp sử dụng phổ biến là mài sừng với nước nóng cho đến khi tạo thành Dung dịch trắng như sữa để uống. Cách khác là chẻ nhỏ, nghiền thành bột mịn (tê giác phấn). Khi đốt cháy và tán nhỏ, có thể dùng liều 4g để điều trị ngộ độc. Kết hợp với trầm hương, hạt cau khô và hạt củ cải, nghiền với nước và lọc uống để chữa thổ tả và trướng bụng (theo Nam dược thần hiệu).
Theo tài liệu nước ngoài, da ở bẹn và nách tê giác cũng được sử dụng. Quy trình chế biến bao gồm cạo sạch lông, loại bỏ màng và mỡ, phơi nắng ban ngày và sấy lửa ban đêm trong 100 ngày. Sau đó ngâm rượu một tháng rồi phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng, ngâm da trong nước tro 7 ngày đêm, rửa sạch, hấp cách thủy cho mềm rồi thái mỏng để ăn hàng ngày, giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh.
Lưu ý quan trọng: Không sử dụng sừng tê giác khi không có triệu chứng sốt cao và phụ nữ mang thai nên tránh dùng.
3.3 Sừng tê giác có thực sự chỉ như tóc hoặc móng tay người?
Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy sừng tê giác có tác dụng. Theo kết quả của những nghiên cứu này thì về cơ bản là không đúng khi coi việc uống bột sừng tê giác giống như việc cắn móng tay người.
Sau đây là bảng tổng hợp một số nghiên cứu về tác dụng của thuốc sắc Xijiao Dihuang (Xijiao Dihuang Decoction - XJDHD) - với thành phần chứa 30g sừng tê giác Rhinoceros nicornis, kết hợp cùng các dược liệu khác.
Tác giả | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả/Kết luận |
Fei và cộng sự (2018 ) | Thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên trên 50 con chuột. | XJDHD có tác dụng bảo vệ thần kinh có thể giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ. |
Liu, Pei và cộng sự (2016) | Dược lý hệ thống tích hợp. | XJDHD tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế phản ứng viêm, phục hồi hệ thống mạch máu và ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. |
Liu, Wang và cộng sự (2016) | Phân tích protein. | Bảy loại sừng (bao gồm sừng dê, sừng tê giác châu Á, sừng tê giác châu Phi, sừng linh dương saiga, sừng linh dương Tây Tạng, sừng trâu nước và sừng bò Tây Tạng) có tác dụng hạ sốt, an thần và chống đông máu. |
Liu và cộng sự (2019) | Thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên trên 742 con chuột. | Việc uống XJDHD có thể bảo vệ chuột khỏi tình trạng suy gan gây tử vong. |
Xia và cộng sự (2017) | Thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên trên 40 con chuột. | XJDHD có thể làm tăng số lượng tiểu cầu và ngăn ngừa quá trình apoptosis thông qua con đường ty thể. |
Xuan và cộng sự (2016) | Thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên trên 20 con chuột. | XJDHD kết hợp với bột Yinqiao (XDY) có thể làm giảm tổn thương ở lớp tế bào nội mô do nhiễm virus cúm. |
Zhang và cộng sự (2017 ) | Thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên trên tế bào chuột. | XJDHD có thể được sử dụng như một chiến lược bảo vệ tế bào thần kinh cho tình trạng tổn thương do thiếu máu cục bộ và các bệnh liên quan. |
3.4 Liệu có thể thay thế sừng tê giác bằng sừng các động vật khác không?
Do sừng tê giác rất hiếm và đắt, thường bị làm giả bằng sừng trâu (thuỷ ngưu giác) hoặc sừng sơn dương. Tại Trung Quốc, các thầy thuốc Đông y ở Quảng Đông đã sử dụng sừng trâu (Cornu Bubali) từ con Bubalus bubalis L. để thay thế sừng tê giác và cho rằng hiệu quả cũng tốt. Đây có thể là hướng nghiên cứu thay thế cho sừng tê giác vốn hiếm và đắt đỏ.
Một số nghiên cứu thay thế sừng tê giác được thực hiện:
Các nguyên cứu năm 1990 và 1991 của Paul Pui-Hay But và cộng sự đăng trên Journal of Ethnopharmacology:
Nghiên cứu về tác dụng hạ sốt của sừng tê giác và một số loài động vật khác
Phương pháp:
- Tiến hành tiêm màng bụng (intraperitoneal) dịch chiết nước của sừng tê giác với các nồng độ 5 g/ml, 2,5 g/ml và 1 g/ml trên chuột cống bị gây sốt bằng phương pháp tiêm dưới da dầu thông (terpentine).
- Thí nghiệm tương tự được thực hiện với dịch chiết từ sừng của các loài khác gồm linh dương Saiga, trâu nước và bò ở nồng độ 5 g/ml và 1 g/ml.
Kết quả:
- Với sừng tê giác:
Tất cả các nồng độ thử nghiệm (5 g/ml, 2,5 g/ml và 1 g/ml) đều cho thấy tác dụng hạ sốt đáng kể trên chuột cống bị tăng thân nhiệt.
- Với sừng của các loài khác:
Ở nồng độ 5 g/ml: Dịch chiết từ sừng linh dương Saiga, trâu nước và bò đều thể hiện khả năng làm giảm sốt có ý nghĩa.
Ở nồng độ 1 g/ml: Chỉ có dịch chiết từ sừng linh dương Saiga duy trì được tác dụng hạ sốt, trong khi các mẫu còn lại không thể hiện hiệu quả rõ rệt.
Qingying, một bài thuốc cổ điển gồm sừng tê giác và tám loại thảo dược khác, cũng cho thấy tác dụng hạ sốt đáng kể ở liều tương đương 0,5 g/kg dịch chiết sừng tê giác.
Hiệu quả tương đương cũng được ghi nhận khi bài thuốc Qingying được bào chế bằng sừng trâu nước.
Kết luận: Sừng trâu nước có thể được sử dụng thay thế sừng tê giác trong việc điều trị sốt cao, đặc biệt khi kết hợp với các dược liệu khác theo nguyên tắc phối phương của y học cổ truyền Trung Hoa.
4 Cách sử dụng sừng tê giác: Một số bài thuốc điển hình
4.1 Điều trị sốt nóng, mê man
Chỉ dùng sừng tê giác mài với nước đến độ đặc để uống, trị các chứng thổ huyết, chảy máu cam, sốt cao mê sảng, nói nhảm, vàng da, phát ban hoặc nổi mẩn như đậu.
4.2 Điều trị sốt và giải độc
Phối hợp: Tê giác, Phòng Phong, mộc thông, tang bạch bì, Cam Thảo (mỗi vị 4g)
Cách dùng: Sắc với 600ml nước còn 200ml, mài sừng tê giác vào nước thuốc và chia 3 lần uống trong ngày.
Theo Đông y, những người không có triệu chứng nhiệt độc cao và phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
5 Tại sao sừng tê giác lại quý?
Sừng tê giác được coi là quý vì nhiều lý do. Trong y học cổ truyền, sừng tê giác được cho là có khả năng chữa trị nhiều bệnh, chẳng hạn như giải độc, hạ sốt. Ngoài ra, nó còn được xem như một biểu tượng của sức mạnh, tinh thần, trí tuệ trong một số nền văn hóa.
Sự khan hiếm của sừng tê giác cũng góp phần làm tăng giá trị của nó, khi tê giác bị săn bắt bất hợp pháp, khiến số lượng giảm nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ gây tổn thất lớn cho đa dạng sinh học mà còn đẩy loài tê giác đến nguy cơ tuyệt chủng, khiến việc sở hữu sừng tê càng trở thành một thứ "xa xỉ phẩm". Tuy nhiên, việc sử dụng và buôn bán sừng tê giác là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhằm bảo vệ loài động vật quý hiếm này khỏi sự tuyệt diệt.
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Tê giác, trang 1211-1213. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024.
Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Tê giác trang 1002-1004. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024.
Tác giả International Rhino Foundation. Rhino Species Javan Rhino. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024.
Tác giả Đặng Vũ Hoài Nam và Martin Reinhardt Nielsen (Đăng ngày 05 tháng 9 năm 2020). Evidence or delusion: a critique of contemporary rhino horn demand reduction strategies, Human Dimensions of Wildlife. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2024.