Sừng Dê (Sừng Bò - Strophanthus divaricatus)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Sừng dê được biết đến là một loại thảo dược phân bố rộng rãi ở khu vực phía Nam Trung Quốc và thường được sử dụng làm cây thuốc chữa chấn thương. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loại dược liệu này.
1 Sừng Dê là loại thực vật gì ?
Sừng dê hay còn gọi là sừng bò với tên khoa học là Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. et ARN., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây bụi mọc cao 2m, có cành vươn dài tới 3-4m, cành non vuông, cành già hình trụ, vỏ có nhiều lỗ bì màu trắng. Lá mọc đối, phiến lá dài 4-10cm, rộng 1.5-5cm; cuống lá ngắn. Hoa mọc đơn độc hay thành cụm hình xim ở ngọn cành. Hoa màu vàng, cánh hoa kéo dài thành sợi. Quả nang, gồm 2 đại nhọn đầu, dính nhau ở gốc, dài 10-15cm. Hạt nhiều màu nâu, dài 1318mm, có cán mang chùm lông mịn dài 30 55mm. Toàn cây có Nhựa mủ.
1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Sừng dê mọc ở ven rừng, các trảng cây bụi trong các vùng cát ven biển, hoặc ở bờ rào quanh làng bản. Cây có khả năng chịu bóng, ưa đất tốt ẩm nhiều màu.
Ngoài ra, sừng dê còn có thể tái sinh bằng chồi khỏe và nhân sống bằng hạt hoặc có khi bằng cành. Hoa ra vào tháng 5 đến tháng 7, rồi có quả vào tháng 8 đến tháng 11.
Tại Việt Nam, Sừng dê được trồng ở các tỉnh như Bắc Giang, Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đến Tây Ninh. Có trồng ở Hà Nội.
1.3 Thu hái và chế biến
Sừng dê thường lấy hạt - Semen Strophanthi Divaricati cùng với cành, lá và dịch cây để sử dụng và chế biến thuốc, nguyên liệu làm thuốc để chữa bệnh.
Thu hái quả vào tháng 11-12. Lấy hạt, bỏ chùm lông, phơi hay sấy khô. Dây lá thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi khô.
2 Thành phần hóa học của Sừng Dê
Các bộ phận khác nhau của cây được sử dụng làm thuốc kích thích tim vì nó chứa hỗn hợp phức tạp của glycoside. Cho đến nay, hơn 40 glycoside đã được phân lập và xác định, chẳng hạn như divaricoside, 17β H -divaricoside, sinoside và caudoside từ cây
Trong hạt có chưa các glucosid như divari-coside, sinoside, D.strophanthin I, II, III.
3 Công dụng của Sừng dê theo Y học cổ truyền
3.1 Tính vị - Tác dụng:
Hạt (cũng như cành, lá) có vị đắng, tính hàn, rất độc
Tác dụng cường tâm, tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng khư phong thấp, thông kinh lạc. Lá có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng tiêu thũng, chỉ dương, sát trùng.
D-strophanthin trong hạt có đầy đủ những tác dụng điển hình so với những tác dụng của Urbain. Nó có tác dụng trợ tim rõ rệt, làm chậm nhịp tim, tăng bài niệu, giảm các dấu hiệu xung huyết nội tạng và ngoại vi, có tác dụng nhanh dùng trong cấp cứu, có thể tiêm tĩnh mạch.
3.2 Công dụng của Sừng dê
Hạt được dùng trị đau phong thấp, trẻ em bị di chứng bại liệt, mụn nhọt, ngứa lở, rắn độc cắn, đòn ngã tổn thương và gãy xương. Lá được dùng tươi nấu nước rửa hoặc giã đắp trị đòn ngã tổn thương và ghẻ lở. Cành lá tươi có thể dùng trong nông nghiệp làm thuốc diệt côn trùng và giòi.
Hiện nay, người ta dùng hạt chiết D. strophanthin là hỗn hợp glucosid dùng chữa suy tim cấp và mạn tính, trường hợp suy tim không chịu tác dụng của thuốc loại Digitalin. Ngày dùng 1-2 ống tiêm, mỗi ống 2ml có 0.25mg D-strophanthin. Tiêm Dung dịch nguyên hoặc pha loãng trong dung dịch Glucose, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch.
Dân gian thường dùng chất nhựa để bôi các vết mụn hắc lào ngoan cố. Nhưng nhựa này có độc, nhớ ăn phải bị chết người, vào mắt có thể bị mù; khi dùng phải cần thận.
Lưu ý:
Lá, rễ hạt đều có độc, nhớ ăn phải thì có các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn kéo dài, gây mất nước, có khi kèm theo ỉa chảy rối loạn thị giác và nhịp tim. Có thể còn bị ù tai, chóng mặt, nhức đầu, yếu cơ, ngộ độc nặng có thể chết: Người ta giải độc bằng cách nhanh chóng rửa ruột, tẩy. Tiêm các thuốc kích thích tim như Long Não, caffeine; tiêm truyền huyết thanh mặn. Nếu tim đập chậm, cần tiêm Atropine, tránh dùng adrenalin (theo sách Một số Rau dại ăn được ở Việt Nam).
Được đưa vào Sách đỏ, do sản lượng bị giảm sút vì bị chặt phá bừa bãi. Cần khoanh vùng bảo vệ cây trong tự nhiên và gây trồng để có nguyên liệu dùng trong y học.
4 Độc tính của Sừng dê
Thành phần gây độc: Các glycosid trợ tim như divaricosid , divostroside , sinoside và strophanthin.
Cơ chế: Các glycosid tim ức chế Na + /K + -ATPase của cơ tim, làm tăng tính dễ bị kích thích và có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng ngộ độc: Biểu hiện giống digitalis như buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, tăng Kali máu, kích động, lú lẫn, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.
5 Tài liệu tham khảo
Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2021). Sừng dê, trang 754-755, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.