Sụn cá mập
25 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Thảo Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Sụn cá mập là chất tự nhiên hình thành nên bộ xương của cá mập có tác dụng giảm đau xương khớp, kích thích tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị vảy nến, viêm khớp dạng thấp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về tác dụng của sụn cá mập.
1 Sụn cá mập là gì?
Sụn cá mập là chất tự nhiên hình thành nên bộ xương của cá mập, giúp động vật hoạt động một cách linh hoạt và di chuyển nhanh chóng. Ở châu Á, sụn cá mập đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác.
Sụn cá mập chứa các thành phần chính bao gồm protein, carbohydrate, canxi, phốt pho, Collagen và Chondroitin sulphate, cùng một số chất dinh dưỡng khác có tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, sụn cá mập còn có tác dụng nhất định đối với các bệnh lý như:
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm xương khớp.
- Các vấn đề về da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến.
- Bệnh võng mạc, chẳng hạn như bệnh võng mạc tiểu đường và thoái hóa điểm vàng.
- Viêm ruột.
- Ung thư vú.
- Ung thư cổ tử cung.
- Ung thu gan.
- Ung thư thận.
- Ung thư buồng trứng.
2 Thành phần của sụn cá mập
Sụn cá mập chứa khoảng 40% protein, 5 - 20% glycosaminoglycans (chondroitin sulfate-D, chondroitin-6-sulfate, keratin sulfat), muối Canxi và glycoprotein (sphyrnastatin-1 và 2, galactosamine, glucosamine).
3 Tác dụng của sụn cá mập
3.1 Tác dụng chống viêm
Sụn cá mập có tác dụng chống viêm trong các trường hợp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp bả vai, viêm xương khớp. Sụn cá mập có tác dụng chống tạo mạch nhờ thành phần mucopolysaccharides chống viêm ở mức độ cao như glucosamine sulfate và chondroitin sulfate. Sự cải thiện tình trạng viêm có thể được nhận thấy ngay sau 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị bằng sụn cá mập. Tuy nhiên, nếu không cải thiện, bệnh nhân cần được tiếp tục điều trị trong 6 đến 8 tuần trước khi quyết định ngừng thuốc.
3.2 Tác dụng kháng khuẩn
Nghiên cứu đã xác định được chất kháng sinh phổ rộng aminosterol squalamine một số loài cá mập nhất định. Squalamine đã cho thấy hoạt động diệt khuẩn chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Squalamine cũng có tác dụng diệt nấm và chống lại động vật nguyên sinh.
3.3 Tác dụng chống oxy hóa
Trong một nghiên cứu in vitro, sụn cá mập đóng vai trò là chất chống lại các loại oxy phản ứng và bảo vệ tế bào khỏi sự bất hoạt và đột biến, cho thấy tác dụng chống oxy hóa tiềm năng.
3.4 Bệnh ung thư
Đã có nhiều tuyên bố liên quan đến vai trò của sụn cá mập trong việc chữa bệnh ung thư. Việc cá mập hiếm khi mắc bệnh ung thư đã dẫn đến giả thuyết cho rằng vì cá mập là loài cá sụn, sụn không có mạch và chứa các tác nhân ức chế quá trình tạo mạch (tạo mạch, thúc đẩy các mạch máu mới cần thiết cho sự phát triển và di căn của khối u) nên sụn từ cá mập có thể có tác dụng chữa khỏi bệnh ung thư.
Về mặt lý thuyết, quá trình tạo mạch bị ức chế sẽ ngăn ngừa sự hình thành khối u do đó, ở người, việc sử dụng có thể ức chế sự hình thành mạch khối u và do đó có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng này của sụn cá mập.
3.5 Tác dụng chống đông máu
Một nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng sụn cá mập có hoạt tính tiêu sợi huyết độc lập với plasmin. Sụn cá mập làm giảm độ cứng của cục máu đông tuy nhiên sụn cá mập không có tác động lên thời gian đông máu và các thông số động học.
3.6 Tác dụng kích thích miễn dịch
Trong một nghiên cứu in vitro, một phần protein có nguồn gốc từ sụn cá mập đã có tác dụng kích thích miễn dịch đối với hoạt động gây độc tế bào của các tế bào tiêu diệt tự nhiên.
3.7 Thoái hóa điểm vàng
Do tác dụng chống tạo mạch của sụn cá mập, thị lực được cải thiện hoặc ổn định đã được báo cáo ở một nhóm nhỏ bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng. Cần có các nghiên cứu bổ sung trước khi có thể đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng sụn cá mập trong bệnh thoái hóa điểm vàng.
3.8 Bệnh vẩy nến
Chiết xuất sụn cá mập có thể có lợi trong việc kiểm soát bệnh vẩy nến bằng cách ức chế quá trình tân mạch của các mảng vảy nến.
3.9 Tác dụng hạ axit uric
Trong mô hình chuột, phần peptide cơ bản của sụn cá mập được phát hiện có tác dụng hạ axit uric.
4 Tương tác
Dùng chung sụn cá mập với các thuốc khác (ví dụ như thuốc bổ sung canxi, thuốc lợi tiểu thiazid) có thể làm tăng nồng độ canxi.
Quinolone: Muối canxi có thể làm giảm sự hấp thu của quinolon.
Tetracycline: Muối canxi có thể làm giảm nồng độ Tetracycline trong huyết thanh.
Thuốc chẹn kênh canxi: Muối canxi có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc chẹn kênh canxi.
Glycosid tim: Muối canxi có thể làm tăng tác dụng gây rối loạn nhịp tim của glycosid tim.
5 Tác dụng phụ của sụn vi cá mập
Trong một số trường hợp, người bệnh sau khi uống sụn cá mập có thể xuất hiện tình trạng buôn nôn, nôn, đau bụng, phản ứng dị ứng. Cần thông báo với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.
6 Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Những ai không nên uống sụn cá mập?
Sụn cá mập có tác dụng chống viêm tốt, đặc biệt trong các trường hợp viêm xương khớp. Bên cạnh đó, sụn cá mập cũng được chứng minh có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, một số đối tượng cần cân nhắc trước khi sử dụng sụn cá mập bảo gồm:
Trẻ em dưới 18 tuổi.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Bệnh nhân tiểu đường hoặc gặp các vấn đề liên quan đến gan thận.
6.2 Nên uống sụn vi cá mập hay glucosamine?
Sụn vi cá mập chứa chondroitin và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng kích thích tế bào sụn sản sinh collagen, ngăn ngừa sự phá hủy sụn khớp, tăng khả năng dẻo dai cho sụn khớp.
Glucosamine là thành phần tự nhiên được tìm thấy trong chính cơ thể con người, có tác dụng tăng độ nhớt cho mô sụn giúp các khớp hoạt động một cách trơn tru, dễ dàng.
Các sản phẩm trên thị trường hiện nay thường chứa glucosamine hoặc glucosamin và chondroitin có tác dụng hiệp đồng trong việc giảm đau xương khớp và nuôi dưỡng sụn khớp.
6.3 Đau dạ dày uống được sụn cá mập không?
Đối với bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể uống được sụn cá mập. Tuy nhiên, không uống khi bụng đói. Sau khi uống, nếu xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, ợ hơi thì cần thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
7 Một số sản phẩm trên thị trường chứa sụn cá mập
Dưới đây là một số sản phẩm trên thị trường chứa sụn cá mập mà bạn đọc có thể tham khảo:
8 Tài liệu tham khảo
Tác giả Lijuan Chen và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2012). Oral Administration of Shark Type II Collagen Suppresses Complete Freund’s Adjuvant-Induced Rheumatoid Arthritis in Rats, NCBI. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
Chuyên gia của Drugs.com (Ngày cập nhật 20 tháng 6 năm 2022). Shark Cartilage Extract, Drug.com. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.