Sú Biển (Trú, Mui biển, Cát - Aegiceras corniculatum (L.) Blanco)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Ericales (Đỗ quyên) |
Họ(familia) | Aegicerataceae (Sú) |
Chi(genus) | Aegiceras |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Aegiceras corniculatum (L.) Blanco | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Rhizophora corniculata L. |
Sú thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng 1,5 mét, cây phân nhánh nhiều, bề mặt thân nhẵn, có nhánh có màu hơi đen. Phiến lá có dạng thuôn tròn, hình tim ngược ở đầu, lá dai. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Cây Sú là cây gì?
Tên khoa học: Aegiceras corniculatum (L.) Blanco
Tên đồng nghĩa: Rhizophora corniculata L.
Tên gọi khác: Trú, Mui biển, Cát.
Họ thực vật: Aegicerataceae (Sú).
1.1 Đặc điểm thực vật
Sú thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng 1,5 mét, cây phân nhánh nhiều, bề mặt thân nhẵn, có nhánh có màu hơi đen.
Phiến lá có dạng thuôn tròn, hình tim ngược ở đầu, lá dai, chiều dài mỗi lá khoảng 4,5 đến 9cm, chiều rộng từ 2,5 đến 4cm, mặt dưới lá có điểm nhiều tuyến, cuống lá hơi lõm ở mặt trên.
Hoa có màu trắng, thơm, tạo thành tán ở ngọn cành, hoa không có cuống hoặc có cuống như rất ngắn.
Quả Sú thuộc dạng quả nang, chiều dài mỗi quả khoảng 3,5 đến 7mm, chiều rộng 5mm, có dạng hình trụ, hơi cong giống cánh cung, vòi nhụy vẫn tồn tại, quả khi mở thành 2 van.
Hạt của cây Sú có dạng hình trụ, hơi cong.
Dưới đây là hình ảnh cây Sú rừng ngập mặn:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ và lá cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Sú được tìm thấy ở Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Australia, Singapore và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố ở Lào Cao, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Bình, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.
Sú thường mọc nhiều tạo thành những cánh rừng thấp ở bãi biển lầy mặn trong bùn ở vùng ven biển, độ cao phân bố lên đến 1600 mét.
Cây thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2 Thành phần hóa học
Vỏ cây Sú có chứa 7-8% saponin, Nhựa, một chất giống như Cao Su, một hợp chất kết tinh.
Các nhà khoa học đã tách được từ vỏ thành phần genin-A và isorhamnetin.
Quả và lá của cây Su có chứa Saponin với hàm lượng lần lượt là 1,5% và 0,5%.
3 Tác dụng của cây Sú biển
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Trên bệnh đái tháo đường
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng của cây Sú biển đối với bệnh đái tháo đường được gây ra ở chuột trưởng thành của dòng Wistar bằng cách tiêm phúc mạc alloxan monohydrate. Những con chuột thí nghiệm được cho uống hỗn dịch lá của cây Sú biển qua ống thông dạ dày. Sau khi hoàn thành quá trình điều trị kéo dài 60 ngày, một loạt các thông số sinh hóa đã được thử nghiệm bao gồm hexokinase gan, glucose-6phosphatase và Fructose 1, 6 bisphosphatase trong gan của chuột đối chứng và chuột mắc bệnh tiểu đường do allaxon. Kết quả là, hỗn dịch lá của cây Sú biển cho thấy giảm vừa phải lượng đường trong máu (từ 382 ± 34 xuống 105 ± 35), hemoglobin glycosyl hóa, giảm hoạt động của glucose-6 phosphatase và fructose 1, 6-bisphosphatase, và tăng hoạt động của hexokinase gan đạt được thông qua việc uống chiết xuất ở liều 100 mg/kg. Kết quả này khuyến khích các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu hơn để ứng dụng cây Sú biển trên lâm sàng.
3.1.2 Tác dụng chống ung thư
Cây Sú biển được biết đến với tác dụng chống ung thư đối với nhiều loại ung thư khác nhau, tuy nhiên, hoạt động chống ung thư và cơ chế tác động cơ bản của chiết xuất lá Sú biển đối với ung thư đại tràng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Do đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tác dụng này của cây Sú biển và cho thấy kết quả là chiết xuất lá cây Sú biển có hoạt tính chống ung thư mạnh trên nhiều dòng tế bào khối u rắn khác nhau ở đại tràng và các loại khác, thông qua việc điều hòa chu kì tế bào và quá trình chết của tế bào; do đó, loại thảo dược này có tiềm năng được phát triển như một tác nhân chống ung thư để nâng cao tiêu chuẩn chăm sóc lâm sàng cho bệnh nhân ung thư đại tràng.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
Cây Sú thường được trồng thành rừng tạo thành một quần thể có tác dụng bảo vệ đê ở vùng ven biển.
Vỏ cây được dùng để làm duốc cá.
Một số nơi còn sử dụng vỏ hoặc lá để nấu nước dùng để súc miệng trong trường hợp bị bướu cổ.
Nhân dân ở đảo Molly sử dụng lá nấu nước để gội đầu.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Sú, trang 731-732. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
Tác giả S Gurudeeban và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2012). Antidiabetic effect of a black mangrove species Aegiceras corniculatum in alloxan-induced diabetic rats, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2025.
Tác giả Hua Luo và cộng sự (Ngày đăng năm 2019). Apoptosis effect of Aegiceras corniculatum on human colorectal cancer via activation of FoxO signaling pathway, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2025.