Sơn Đậu Căn (Hòe Bắc Bộ - Sophora tonkinensis)

10 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Sơn Đậu Căn (Hòe Bắc Bộ - Sophora tonkinensis)

Sơn đậu căn được sử dụng rộng rãi bởi công dụng chống ung thư và chữa bệnh răng miệng. Vậy, vị thuốc này có tác dụng gì? Và sử dụng Sơn đậu căn thế nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

1 Giới thiệu về cây Sơn đậu căn

Sơn đậu căn còn có tên gọi khác là Sơn đậu, Hòe Bắc bộ, mọc ở vùng núi đá vôi và các sườn đồi khô cằn, ở độ cao tới 1000m; là cây ưa sáng, chịu han.

Tên khoa học của Sơn đậu căn là Sophora tonkinensis Gagnep., thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Hình ảnh cây Sơn đậu căn
Hình ảnh cây Sơn đậu căn

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây bụi nhỏ, cao 1-2m, có thân hình trụ, phân cành nhiều. Rễ mập phân nhánh. Thân, lá, hoa đều có lông mềm màu vàng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có trục dài 10-15cm; lá chét 1-15 đôi, mọc đối, dày, dai, thuôn hay bầu dục, dài 3-4cm, rộng 1-2cm, tròn ở gốc, tù ở chóp, nhẵn, óng ánh ở mặt trên, có lông ở mặt dưới; gân bên 7-8 đôi; cuống lá dài 8-12cm.

Cụm hoa mọc ở nách lá và ngọn thân thành hình chùm hay chùy, dựng đứng, dài 8-13cm, có lông mềm; cuống hoa mảnh; lá bắc dễ rụng; đài hình chuông có lông ở ngoài, có răng ngắn; tràng hoa màu vàng, dài 10-12mm; cánh hoa có móng ngắn; nhị hơi dính nhau ở gốc; bầu có lông, 4 ô. Quả đậu có lông mềm, thắt lại giữa các hạt, dài 3,5-4cm, rộng 0,8cm, tự mở. Hạt 1-3, dạng trứng màu đen, bóng. Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 8-12.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, được gọi là Sơn đậu căn hoặc Quảng đậu căn.

Thu hoạch rễ vào mùa thu, bóc lấy vỏ rễ, phơi khô, khi dùng sao vàng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, cây có ở Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc.

2 Thành phần hóa học

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các alkaloid, flavonoid, triterpenoid và Saponin triterpenoid là những thành phần hóa học chính được phân lập từ Sơn đậu căn. 

2.1 Alkaloid

Loại alkaloidThành phần
MatrineMatrine, 5α,14β-Dihydroxymatrine, (+)-5α-Hydroxyoxymatrine, (+)-Oxymatrine, (+)-5α-Hydroxymatrine, (−)-14β-Hydroxyoxymatrine, Sophtonseedline A-K, (+)-9α-Hydroxymatrine, (+)-5α-9α-Dihydroxymatrine, (+)-Allomatrine…
Cytisine(−)-Cytisine, N-Methylcytisine, (−)-N-Formylcytisine, N-Acylcytisine, (−)-N-Methylcytisine, (−)-N-Hexanoylcytisine, (−)-N-Ethylcytisine, (−)-N-Propionylcytisine, Tonkinensine A-B
Anagyrine17-Oxo-α-isosparteine, (−)-Anagyrine, (−)-Thermopsine, (−)-Baptifoline, (−)-Clathrotropine, Lanatine A
Lupine và các loại khácLamprolobine, Jussiaeiine A-B, Senepodine H, Cermizine C, Senepodine G, Harmine, Tonkinensine C, Perlolyrine, 3-(4-Hydroxyphenyl)-4-(3-methoxy-4-hydroxyphenyl)-3,4-dehydroquinolizidine, 1-(6,7-dihydro-5H-pyrrolo[1,2-a]imidazol-3-yl)ethanone, Cyclo (Pro-Pro), Nicotinic acid

2.2 Flavonoid

Flavonoid4’,7-Dihydroxyflavone, Wogonin, Luteolin, Luteolin-7-glucoside, Baicalein 7-O-β-D-glucuronide, Bayin, Swertisin, Sophoraflavone A-B
FlavonolQuercetin, Morin, 6,8-Diprenylkaempferol, 8-C-prenylkeamferol, Dehydrolupinifolinol, Tonkinensisol, Isoquercitrin, Quercitrin, Rutin, Isorhamnetin-3-O-β-D-rutinoside
Isoflavone và DihydroisoflavoneFormononetin, Genistein, Wighteone, 8-Methylretusin, 7-Methoxyebenosin, Tectorigenin, Butesuperin A, Butesuperin B-7’-O-β-glucopyranoside, Genistin, Ononin, Daidzein-4’-glucoside-rhamnoside, Sophorabioside…
DihydroflavoneSophoranone, Glabrol, Lespeflorin B4, Tonkinochromane A-K, Shandougenine C-D, Sophoratonin A-G, Lonchocarpol A, 2’-Hydroxyglabrol, Flemichin D, Lupinifolin, Sophoranochromene, Euchrenone A2, Kushenol E…

2.3 Chalcone và Dihydrochalcone

Đã phát hiện các hợp chất sau: Isoliquiritigenin, Sophoradin, Xanthohumol, 7,9,2,4-Tetrahydroxy-8-isopentenyl-5-methoxychalcone, Tonkinochromane C, F và L, Kuraridine, Sophoradochromene.

2.4 Triterpenoid và Triterpenoid saponin

Bao gồm: Subprogenin A-D, Abrisapogenol A-I, Wistariasapogenol A, Melilotigenin, Sophoradiol, Cantoniensistiol, Soyasapogenol A, B, II, Kudzusapogenol A, Lupeol, Stigmasterol, β-Sitosterol, Daucosterol, Subproside I-VI…

2.5 Hợp chất khác

Ngoài các hợp chất trên cũng đã xác định được: Tyrosol, 4-(3-Hydroxypropyl) phenol, Vanillin alcohol, (±)-4-(2-Hydroxypropyl) phenol, 3,4,5-Trihydroxybenzoic acid, Venillic acid, p-Methoxybenzonic acid, Salicylic acid, Benzamide, 4-Methoxybenzamide, Docosyl caffeate, Maltol, Pinoresinol, Syringaresinol, Medioresinol, Coniferin, Syringin…

Hợp chất chịu trách nhiệm cho hoạt động kháng virus là flavonoid
Hợp chất chịu trách nhiệm cho hoạt động kháng virus là flavonoid

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Bán chi liên - Vị thuốc hỗ trợ điều trị ung thư hữu hiệu

3 Tác dụng - Công dụng của Sơn đậu căn

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Chống viêm

Các nghiên cứu được báo cáo đã chỉ ra các hoạt động chống viêm của Sơn đậu căn. Một số hợp chất từ Sơn đậu căn, cho thấy hoạt động đáng kể chống lại các cytokine gây viêm TNF-α và IL-6 trên các đại thực bào RAW264.7 do LPS tạo ra; cũng như ức chế quá trình sản xuất NO và sự biểu hiện của PGE2 và IL-1β. Hơn nữa, chiết xuất rễ Sơn đậu căn dùng đường uống làm suy giảm tổng số bạch cầu, thâm nhiễm bạch cầu ái toan và mức độ IL-5 trong chất lỏng BAL.

3.1.2 Chống khối u

Các chiết xuất chloroform của Sơn đậu căn có tác dụng ức chế sự phát triển của dòng vô tính theo cách phụ thuộc vào liều lượng; cũng như có khả năng ức chế nhắm vào sự tăng sinh, bám dính, xâm lấn và di căn của các tế bào khối u ác tính ở chuột. Các hợp chất tự nhiên từ Sơn đậu căn thể hiện tác dụng ức chế các tế bào khối u khác nhau, có thể kể đến như dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư bạch cầu HL-60, ung thư gan HepG2, ung thư da chuột B16-BL6, ung thư bạch cầu đơn nhân U937, tế bào HeLa…

3.1.3 Bảo vệ gan

Các thành phần của Sơn đậu căn đã được báo cáo là có tác dụng bảo vệ đáng kể chống lại tổn thương gan do miễn dịch gây ra. Các thành phần không phải là alkaloid của Sơn đậu căn rõ ràng đã làm giảm alanine aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST) huyết thanh, malondialdehyd (MDA) và oxit nitric (NO), cũng như tăng superoxide dismutase (SOD) và Glutathione (GSH) ở chuột bị tổn thương gan do miễn dịch. Chiết xuất nước của Sơn đậu căn làm giảm viêm gan, xơ gan và tích tụ lipid ở gan.

3.1.4 Chống virus

Một số hợp chất trong Sơn đậu căn đã được chứng minh là có tác dụng kháng virus coxsackie. Các hợp chất khác, bao gồm sophtonseedline D, F và (-)-N-formylcytisine, cũng đã được báo cáo là có hoạt tính kháng virus tobacco mosaic (TMV). Ngoài TMV, các hợp chất (+)-oxysophocarpine, (-)-sophocarpine và (-)-13,14-Dehydrosophoridine đã cho thấy hoạt tính kháng HBV.

3.1.5 Chống oxy hóa

Các hoạt động chống oxy hóa của chloroform, ethyl acetate, N-butanol và chiết xuất Ethanol của Sơn đậu căn đã được thử nghiệm. Kết quả của xét nghiệm thu nhặt gốc tự do DPPH, ABTS và OH cho thấy tất cả các chất chiết xuất đều có hoạt tính chống oxy hóa. Một số hợp chất từ Sơn đậu căn thể hiện các hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm shandougenine, 7,4'-Dihydroxyisoflavone (loại bỏ gốc anion superoxide mạnh hơn luteolin flavanone) và handougenines B (nhặt gốc tự do DPPH và cation ABTS). 

Tác dụng của Sơn đậu căn
Tác dụng của Sơn đậu căn

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Thảo quyết minh - Vị thuốc trị bệnh về mắt và chữa trĩ

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Sơn đậu căn có tính lạnh, vị đắng, quy vào kinh tâm, phế, đại trường, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu thũng, chỉ thống, sát trùng.

Trong đông y, Sơn đậu căn được dùng trong chữa sưng họng, sưng mộng răng, mụn nhọt độc, sốt, ho, viêm họng, phù thũng; cũng được dùng trị ung thư.

4 Cách dùng và bài thuốc từ cây Sơn đậu căn

4.1 Cách dùng

Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Vỏ rễ Sơn đậu căn sao vàng, liều mỗi ngày 6-12g sắc uống trị kiết lỵ, đau bụng, ngộ độc, hoặc tán bột làm viên uống.

Dùng rễ hoặc cả cây nấu nước đặc để rửa ngoài da, hoặc phơi khô, tán bột, hòa với Dầu Vừng bôi chống lở loét, mụn nhọt, vết thương nhỏ do vật cắn.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, tiểu đường.

4.2 Bài thuốc

4.2.1 Chữa sưng họng, sưng chân răng do phế vị bốc xông lên

Nguyên liệu: Sơn đậu căn, Cương tàm, Chi Tử mỗi vị 12g, Huyền Sâm, Cát Cánh, Cam Thảo dây mỗi vị 8g, Bạc Hà, Kinh Giới mỗi vị 6g. Sắc uống.

4.2.2 Chữa viêm amidan cấp

Nguyên liệu: Sơn đậu căn, Xạ Can, Kinh giới, Ngưu bàng tử, Phòng Phong, Cam thảo, Kim ngân hoa, mỗi vị 9g.

Cách làm: Sắc với 3 chén nước tới khi còn 1 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 1 giờ. 

4.2.3 Chữa viêm amidan mạn tính

Nguyên liệu: Sơn đậu căn, Kim Ngân Hoa mỗi vị 5g, Sinh cam thảo 10g.

Cách làm: Sắc với 600ml nước tới khi còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, trước ăn 1 giờ, dùng trong 3-4 tuần. 

4.2.4 Chữa côn trùng, động vật cắn

Dùng Sơn đậu căn rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Khi dùng trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt rồi thoa lên vùng da bị cắn, làm 1-2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc từ Sơn đậu căn chữa côn trùng cắn
Bài thuốc từ Sơn đậu căn chữa côn trùng cắn

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Jia-Jun Liang và cộng sự (Ngày đăng 29 tháng 8 năm 2022). Biological Activities and Secondary Metabolites from Sophora tonkinensis and Its Endophytic Fungi, MDPI. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023. 

2. 2. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Hòe Bắc bộ trang 1127, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sơn Đậu Căn (Hòe Bắc Bộ - Sophora tonkinensis)

Accness TM
Accness TM
Liên hệ
Siro Organic 100
Siro Organic 100
75.000₫
Oncolysin
Oncolysin
450.000₫
An Hầu Đan Kids
An Hầu Đan Kids
Liên hệ
Vương Phế An Plus
Vương Phế An Plus
750.000₫
An Hầu Đan
An Hầu Đan
160.000₫
Viên Ngậm Tiêu Đờm Trừ Ho
Viên Ngậm Tiêu Đờm Trừ Ho
Liên hệ
Cellog SP
Cellog SP
Liên hệ
Vân Nam Bạch Dược (viên)
Vân Nam Bạch Dược (viên)
Liên hệ
Acnebye New
Acnebye New
58.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633