Sòi Trắng (Sapium sebiferum (L.) Roxb.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Sapium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Sapium sebiferum (L.) Roxb.

Sòi Trắng (Sapium sebiferum (L.) Roxb.)

Sòi trắng thuộc dạng cây gỗ rụng lá, chiều cao mỗi cây khoảng 6 đến 15 mét. Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình quả trám, chiều dài mỗi lá khoảng từ 3 đến 7cm, chóp lá thuôn nhọn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Sapium sebiferum (L.) Roxb.

Tên gọi khác: Sòi xanh, Sòi nhuộm, Mộc tử thu.

Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Sòi trắng thuộc dạng cây gỗ rụng lá, chiều cao mỗi cây khoảng 6 đến 15 mét.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình quả trám, chiều dài mỗi lá khoảng từ 3 đến 7cm, chóp lá thuôn nhọn, lá có cuống dài, có tuyến.

Hoa thuộc dạng đơn tính, có màu vàng hay màu trắng, thường mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, hoa cái có số lượng nhiều, thường mọc ở gốc còn hoa đực mọc ở bên trên.

Hoa đực có đài hình đấu, nhị 2. Hoa cái có đài hợp, nhụy 3, bầu hình trứng.

Quả của cây Sòi trắng thuộc dạng quả hạch, có dạng hình cầu, mỗi quả gồm 3 hạt.

Dưới đây là hình ảnh của cây Sòi trắng:

Hình ảnh cây Sòi trắng
Hình ảnh cây Sòi trắng

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, vỏ rễ, vỏ thân, hạt.

Thời điểm thu hái: Vỏ rễ và vỏ thân thường được thu hái quanh năm.

Chế biến: Vỏ rễ và vỏ thân sau khi thu hái thì đem thái nhỏ, phơi khô còn lá cây thì thường dùng tươi.

1.3 Đặc điểm phân bố

Sòi trắng phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở nhiều nơi, thường mọc ở những ven rừng thường xanh, tràng cây bụi, trong rừng, trên các vùng đất sa phiến thạch, độ cao phân bố từ 100 đến 500 mét.

Thời điểm ra hoa là tháng 6 đến tháng 8, thời điểm có quả từ tháng 10 đến tháng 11.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Thành phần hóa học

Vỏ rễ có chứa acid tanic, xanthoxylin.

3 Tác dụng của cây Sòi trắng

3.1 Tác dụng dược lý

Lá cây Sòi trắng đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) để điều trị bệnh chàm, bệnh Zona, phù nề, sưng tấy, cổ trướng, ghẻ và rắn cắn. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá các cơ chế chống viêm liên quan đến chất chống oxy hóa của lá cây Sòi trắng và nghiên cứu sâu hơn các thành phần hoạt tính có thể có của loài cây này. Hoạt động chống viêm của các phân đoạn khác nhau được xác định bằng mô hình gây phù nề cấp tính ở tai chuột do 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA). Kết quả cho thấy rằng, lá cây Sòi trắng cho thấy tác dụng chống viêm, các thành phần có hoạt tính bao gồm axit ellagic, isoquercitrin và astragalin.

Xem thêm: Cây Sòi Tía (Sapium discolor (Champ.) Muell. - Arg.) dùng để chữa rắn cắn

Hạt của cây Sòi trắng
Hạt của cây Sòi trắng

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Sòi trắng có vị đắng, tính hơi ấm, có độc, cây có tác dụng giải độc, sát trùng, thông tiện, lợi niệu, trục thủy, tiêu thũng.

3.2.2 Công dụng

Sòi trắng thường được dùng trong các trường hợp:

  • Táo bón, giảm niệu, phù thũng.
  • Viêm gan siêu vi trùng.
  • Cổ trướng, sán máng, xơ gan.
  • Rắn độc cắn.
  • Ngộ độc nhân ngôn.

Thân và lá còn dùng trong trường hợp ngứa lở thấp chẩn, viêm da có mủ.

Có thể dùng 3-6g vỏ rễ, 9-15g lá đem đun sôi lấy nước uống.

Lá tươi đem giã để đắp ngoài hoặc đun nước để rửa.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng cây Sòi trắng trong trường hợp viêm âm đạo, tiểu tiện không thông.

Cây Sòi trắng
Cây Sòi trắng

4 Cây Sòi trắng trị bệnh gì?

4.1 Chữa phù thũng

15g rễ cây Sòi trắng tươi, lấy màng thứ nhì.

15g đường.

Các vị đun sôi lấy nước uống.

4.2 Chữa sán máng

8-30g lá Sòi trắng đem sắc nước uống.

Dùng liên tục trong 20-30 ngày.

4.3 Chữa phù thũng, đại tiện không thông, cổ trướng, đại tiện bí đầy, ăn uống không xuôi

12g màng rễ cây Sòi trắng (lấy lớp trắng ở trong).

12g Mộc thông.

12g hạt Cau.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.4 Ngộ độc

Dùng 1 nắm lá Sòi trắng đem giã nhỏ, thêm nước vào, vắt lấy nước cốt để uống.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Sòi trắng, trang 700-701. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Sòi trắng, trang 743-745. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Sòi trang 246-248. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Rao Fu và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2020). Anti-inflammatory mechanism and active ingredients of the Chinese tallow tree, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sòi Trắng (Sapium sebiferum (L.) Roxb.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633