Sò Điệp

1 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Mollusca (Thân mềm)

Bivalvia (Thân mềm hai mảnh vỏ)

Bộ(ordo)

Pectinida

Họ(familia)

Pectinidae (Rẽ quạt)

Chi(genus)

Mimachlamys (Điệp quạt)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Mimachlamys nobilis

Sò Điệp

Sò điệp là loại động vật thân mềm có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với con người. Sò điệp là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào có cải thiện sức khỏe tim mạch. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Sò điệp

1 Giới thiệu về Sò điệp

Tên khoa học: Mimachlamys nobilis

Tên gọi khác: Điệp quạt, Sò quạt.

Họ: Pectinidae (Rẽ quạt).

Sò điệp là loài động vật thân mềm thuộc họ Pectinidae, sống ở vùng nước mặn với độ sâu khoảng 10 mét. Vỏ sò điệp hầu hết có hình đĩa hoặc hình quạt, có tai ở mặt trước và mặt sau đính với cồi sò, hai tai bằng nhau hoặc không đều nhau. Cồi sò có vị ngọt, không độc, đây cũng là phần ngon và bổ dưỡng nhất của Sò điệp.

Vỏ sò gồm 2 mặt hình giống như cái quạt, kích thước gần bằng nhau. Hai mặt của vỏ sò dính với nhau bằng một khớp nối. Nắp sò có màu trắng hoặc màu kem hoặc màu đỏ, bên trong là lớp thịt sò.

2 Giá trị dinh dưỡng của Sò điệp

Sò điệp là loại thực phẩm quen thuộc với giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều nhóm chất cần thiết đối với con người như acid béo, vitamin, khoáng chất, các loại acid amin,...

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng một số thành phần có trong 100g Sò điệp:

Đạm

23.29 g

Choline

125 mg

Carbohydrate

6g

Canxi

11.34 mg

Chất béo

0.95g

Vitamin B12

2.44 mcg

Cholesterol

46.49 g

Folate

22.68 mcg

3 Công dụng của Sò điệp đối với sức khỏe

Các món ăn chế biến từ Sò điệp
Các món ăn chế biến từ Sò điệp

3.1 Bổ sung acid béo omega-3

Sò điệp là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào có cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim, duy trì huyết áp và giảm mức cholesterol.

Sò điệp là nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, ngăn ngừa viêm khớp, chống rối loạn da và trì hoãn sự phát triển của khối u ung thư.

3.2 Vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho sự phát triển trí não, tế bào thần kinh và tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. 100g Sò điệp đã cung cấp đủ lượng vitamin B12 mà cơ thể cần.

Bên cạnh đó, vitamin B12 trong sò điệp bảo vệ các tế bào của ruột kết khỏi các hóa chất gây ung thư.

Bên cạnh đó, Vitamin B12 rất quan trọng cho chức năng thần kinh khỏe mạnh. Sò điệp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng này và do đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh và bệnh Alzheimer.

3.3 Bổ sung khoáng chất

Sò điệp chứa các khoáng chất đáng kể như canxi, magie, sắt, kali, phốt pho, selen, đồng và kẽm. Đây đều là những khoáng chất quan trọng đóng vai trò quan trọng trong các chức năng cơ thể của con người, ví dụ như:

  • Canxi giúp xương chắc khỏe.
  • Magie là một chất dinh dưỡng đa năng giúp cải thiện sức khỏe cơ bắp cũng như tim mạch.
  • Sắt rất cần thiết cho sự hình thành hồng cầu.
  • Kali rất quan trọng để duy trì chức năng thần kinh và sự co cơ, đặc biệt là cơ tim điều hòa nhịp tim.
  • Phốt pho giúp phát triển xương và răng thích hợp.
  • Selenium là một phần quan trọng của các protein và enzyme khác nhau được sử dụng trong quá trình hình thành DNA, đồng thời một số chất bảo vệ tế bào và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Đồng còn có nhiều chức năng như sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt, phát triển trí não và hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Kẽm cũng rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và cải thiện khả năng chữa lành và tái tạo tế bào.

3.4 Kiểm soát mức cholesterol

Sò điệp chứa ít calo, hàm lượng cholesterol thấp do đó, đây có thể được coi là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mỡ máu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sò điệp cũng phải được chế biến đúng cách, hạn chế sử dụng các món ăn có thêm bơ, dầu mỡ động vật,...

3.5 Chứa các loại acid amin

Trong số các axit amin dồi dào có trong sò điệp, glycine nổi bật nhất. Glycine được biết là tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn và thoải mái hơn. Theo bảng xếp hạng thực phẩm có hàm lượng glycine cao, sò điệp đứng thứ tư về thịt (cơ phụ) và thứ chín về toàn bộ các bộ phận của chúng bao gồm cả lớp vỏ. Sò điệp được coi là nguồn cung cấp glycine tuyệt vời, không chỉ khiến chúng có vị ngọt và ngon mà còn có thể giúp bạn dễ ngủ.

Taurine là một chất tương tự như axit amin, taurine có tác dụng làm giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng gan, đồng thời làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính.

4 Công dụng của Sò điệp trong y học cổ truyền

Vỏ sò có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô để chạm khắc vỏ sò và các đồ thủ công khác.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng sò điệp có tính lạnh, vị mặn, quy vào kinh gan, mật và thận, có tác dụng bổ âm, bổ thận, cải thiện thị lực, tăng cường trí não, điều hòa khí trung và hạ, và có lợi cho ngũ tạng. Nó có thể chữa chóng mặt, khô họng, khát nước, ho ra máu do mệt mỏi, lá lách và dạ dày yếu và các triệu chứng khác. Sò điệp còn giàu protein chất lượng cao, ít chất béo và chứa axit béo omega-3 cực kỳ có lợi cho cơ thể con người, có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu.

5 Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Lưu ý khi chế biến sò điệp

Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe thì Sò điệp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà người dùng cần lưu ý để đảm bảo an toàn:

  • Đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản thì cần thận trọng đặc biệt là trong lần đầu tiên ăn Sò điệp.
  • Việc ăn quá nhiều Sò điệp cũng làm tăng nguy cơ tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể, do đó, chỉ ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã được khuyến cáo hàng ngày.
  • Do thành phần có chứa nhiều purin do đó những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa purin cần thận trọng.
  • Đối với những bệnh nhân gout, bệnh nhân bị bệnh thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Trong quá trình chế biến cần vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là khi ăn Sò điệp sống.

5.2 Giá cồi sò điệp là bao nhiêu?

Giá cồi sò điệp Nhật dao động khoảng 445.000 đồng cho một kilogam cồi sò size 30 cồi.

Giá cồi sò điệp đông lạnh là 260.000 đồng cho một kilogam cồi sò size 20-30 cồi.

5.3 Cách chế biến cồi sò điệp đông lạnh

Giã đông trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất là 4 tiếng. Không nên ngâm nước để giã đông cồi sò vì có thể làm mất đi độ ngon của cồi.

Một số món ăn chế biến từ cồi sò điệp:

5.3.1 Cách làm cồi sò điệp xào bơ tỏi

Chuẩn bị cồi sò điệp, bơ, hành lá, tỏi, ớt sừng, rượu gạo, gia vị.

Sò điệp sơ chế sạch.

Cho chảo lên bếp, cho bơ vào đun đến khi chảy hoàn toàn.

Thêm tỏi vào phi thơm.

Thêm tiếp ớt và cồi sò điệp vào xào cùng.

Thêm gia vị vừa đủ.

Cho ra đĩa và thưởng thức.

5.3.2 Cồi sò điệp hấp kem

Cồi sò điệp sau khi rã đông để ráo nước.

Măng tây cắt khúc, luộc chín trong nước sôi từ 2-3 phút.

Thêm bơ vào chảo, cho tỏi vào phi thơm, thêm cồi sò điệp vào xào, thêm gia vị vừa ăn.

Thêm kem tươi, tiêu, Hành Tây, hành lá.

Cho ra đĩa ăn cùng măng tây.

5.4 Ruột sò điệp làm món gì ngon?

Ruột sò điệp có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nướng mỡ hành, xào nấm, nấu súp,...Các món ăn này rất giàu dinh dưỡng mà quy trình chế biến cũng tương đối đơn giản.

6 Tài liệu tham khảo

Tác giả Hanne Sørup Tastesen và cộng sự (Ngày đăng năm 2014). Scallop protein with endogenous high taurine and glycine content prevents high-fat, high-sucrose-induced obesity and improves plasma lipid profile in male C57BL/6J mice, NCBI. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sò Điệp

Mind Energy Jpanwell
Mind Energy Jpanwell
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633