Sò Biển
1 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại sò này.
Sò biển được biết đến là loại sò có thịt nhiều, vị thơm ngon, được sử dụng nhiều trong các phương thức điều trị bệnh và bồi dưỡng cơ thể. Trong bài viết này,1 Sò biển là gì ? Phân biệt các loại Sò
Sò biển dùng làm thuốc là phần vỏ của con sò sống dưới biển, là loài động vật thân mềm thuộc họ sò. Nó có hình tròn, bên ngoài có màu vàng trắng, lớp vỏ có các đường vằn vòng tròn đồng tâm khít lại, rất cứng, hơi tanh. Chọn vỏ sạch sẽ, sáng bóng là tốt.
Một số loại sò điển hình như:
Tên | Đặc điểm |
Sò điệp | Sò điệp có hình dáng như chiếc quạt, khá cân đối và đẹp mắt. Phần đáy vỏ sò có 2 mai nhô ra. Trong đó cồi sò điệp được xem là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. |
Sò dẹo | Sò dẹo hay còn được gọi là sò vẹo, sò quéo, có kích thước to bằng 2 ngón tay người lớn, thân xù xì với dáng hơi cong vẹo. Khi tách vỏ ra, sò trông khá góc cạnh như hình chữ nhật bị lệch. Thịt sò dày, chắc và thơm. |
Sò lông | Đây là sò có hình bầu dục, dáng hơi nghiêng về phía trước với 2 mảnh vỏ không cân bằng nhau. Gọi là sò lông vì da của phần vỏ màu nâu phát triển thành lông, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của loại sò này. |
Sò lụa | Loại sò này có hình giống như hình ơ-lip, vỏ sò láng, phía trên mặt có nhiều đường vân hình chữ chi gấp khúc lại, tạo nên nét đặc trưng cho loại sò này. Khi nấu chín, sò lụa há nắp vỏ, lộ phần thịt trắng vàng, dai ngon hấp dẫn. |
Sò huyết | Sò huyết có dạng hình trứng, vỏ dày, bản lề giữa 2 vỏ có hình thoi dẹt, màu nâu đen. Vỏ sò có những đường gờ, trên đó nổi lên các mấu nhỏ, bên trong có màu trắng sứ. Sò huyết có thịt màu đỏ với giá trị dinh dưỡng cao. |
Sò dương | Đặc điểm của loại sò này là thịt nhiều, có màu trắng hồng, dai chắc, có vị thơm, ngọt. Phần thịt sò có hình dạng vo tròn, chỉ có thịt và không có chứa những chất bẩn như các loại ốc, vẹm, điệp. |
Sò mai | Sò mai có thân lớn, màu nâu thẫm, tựa như nan quạt dẹp, suôn dài được khép hờ, hình dáng to cỡ mu bàn tay của người lớn, nặng gấp nhiều lần sò huyết. Về mặt hình dáng, sò mai có hai mảnh vỏ giống như hình tam giác úp lại, bên trong là phần thịt sò khá tươi ngon. |
2 Truyền thuyết về Sò Biển
Tương truyền, ái phi của Tống Huy Tông không may mắc phải chứng bệnh hen suyễn có đờm. Lúc phát bệnh, bà không ngủ được, mặt sưng lên, vô cùng đau đớn. Huy Tông thấy tình cảnh đó trong lòng lo lắng bèn ra lệnh cho thái y Lý Phòng Ngự trong 3 ngày phải chữa khỏi bệnh. Lý Phòng Ngự lao tâm khổ tứ, kỳ hạn 3 ngày đã gần đến mà vẫn chưa có cách trị khỏi bệnh. Chẳng còn cách nào khác ông 1 đành cùng vợ đợi đến ngày chịu tội. Đúng vào thời khắc tuyệt vọng cực độ bỗng nhiên nghe thấy có một người rao bán thuốc ho ngoài cổng ông bèn chạy ra mua 10 thang thuốc. Ngày thứ hai trong lòng thấp thỏm không yên, ông bèn đem thuốc vào cung. Không ngờ, ái phi của Tống Huy Tông – dùng xong đêm đó liền ngừng ho, sau 5 mấy ngày mặt đã tiêu sưng. Huy – Tông rất đỗi vui mừng ra lệnh trọng thưởng cho Lý Phòng Ngự. Dù đã bình an nhưng trong lòng ông vẫn chưa hết lo lắng, vì có thể hoàng thượng sẽ yêu cầu ông cung cấp phương thuốc trị bệnh, nếu không trả lời được sẽ mắc tội khi quân. Nghĩ vậy NÔNG ông bèn mời người bán thuốc đến nhà, tiếp đãi thân tình hy vọng có thể mua được phương thuốc này. Kết quả là THAO người bán thuốc chỉ cười xòa, thậm (KINH chí một phân tiền cũng không nhận và xin phép cáo từ. Thì ra phương thuốc chỉ là bột của con sò biển để trên vật bằng sành sao đỏ lên, sau đó đảo qua vài lần. Phương thuốc này – được người đời sau gọi là “đại cáp tán" hoặc “thanh cáp tán".
Vỏ của sò biển ngoài có thể trị ho, còn có công dụng tán kết, làm mềm, săn chắc. Có công hiệu đối với các khối u và chứng cổ kết hạch, tuyến giáp trạng sưng to. Vỏ sò còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, có thể trị phù thũng, cổ trướng, tiểu tiện không thông. Ngoài ra, vỏ sò sau khi sao qua có thể trị đau dạ dày do nhiều acid, nghiền nhỏ bôi lên có thể thu nhỏ miệng vết thương, trộn với dầu bôi ngoài còn có tác dụng trị những vết thương do bỏng, bệnh eczema.
3 Công dụng của Sò biển
Sò biển vị đắng, tính bình, chủ trị ho, khó thở, tâm trạng buồn phiền, kết khối rắn trong bụng, đau phần ngực.
Vỏ của sò biển tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, có thể quy về phế, thận kinh, có công hiệu làm mát phổi, tiêu những cục đờm đông.
4 Một số bài thuốc từ Sò Biển
4.1 Trị phù thũng
Sò biển, hạch nhân, hán phòng kỷ, qùi táo, đình lịch, mỗi loại 62g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
4.2 Trị bụng sưng đỏ, tứ chi khô yếu
Hải cáp hoàn: Sò biển (sao thành dạng bột), phòng kỹ, mỗi loại 23g, đình lịch, xích Phục Linh, vỏ cây dâu, mỗi loại 31g, tần bì, uất lý nhân, mỗi loại 15,6g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, cho thêm Mật Ong nặn bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng nước gạo uống 50 viên, ngày 2 lần.
4.3 Trị nóng trong, kiết lỵ ra máu
Lấy 6g bột sò biển, thêm mật nước hòa vào, ngày uống 2 lần.
Trị thương hàn (toát mồ hôi không ngừng, chân tay co cứng, trúng phong) Sò biển, xuyên Ô Đầu, mỗi loại 31g, xuyên sơn giáp 62g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ, thêm rượu nặn thành viên tròn, viên thật chặt lại để dưới lòng bàn chân, lấy Hành Tây bao ở ngoài. Ngâm chân trong nước nóng, mực nước đến đầu gối là tốt nhất, khi nước lạnh thì thay mới. Làm như vậy có công dụng toát mồ hôi toàn thân, 3 ngày thực hiện 1 lần.
4.4 Trị chảy máu mũi không ngừng
Bột vỏ sò 31g (sàng 7 lần), Hoa Hòe 15,6g (sao lên). Các vị thuốc trên nghiên nhỏ, khuấy đều, uống 3g cùng nước.
5 Tài liệu tham khảo
Thần nông bản thảo kinh, xuất bản năm 2021. Sò biển, trang 401 - 403, thần nông bản thảo kinh. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2023.