Sến Mật

1 sản phẩm

Sến Mật

Ngày đăng:
Cập nhật:

Sến mật là dược liệu nổi tiếng với công dụng trị bỏng, chống viêm. Trong bài viết sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Cây sến mật.

1 Giới thiệu về Cây sến mật

Cây sến mật hay cây sến, sến dưa có danh pháp khoa học là Madhuca pasquieri (Dubard) Lam., tên đồng nghĩa là Bassia pasquieri.

Cây được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng trị bỏng, công dụng này cũng đã được ứng dụng trong y học hiện đại

Cây sến mật có tác dụng trị bỏng tốt
Cây sến mật có tác dụng trị bỏng tốt

1.1 Mô tả thực vật

Cây sến mật là loại cây gỗ to, có thể cao tới 30m, vỏ thân màu nâu sẫm. Các cành non có lông màu gỉ sắt, sau nhẵn 

Lá mọc so le, hình trứng ngược hoặc ngọn giáo, dài 6-16 cm, rộng 2-6 cm, gốc thuôn, đầu tù có mũi nhọn, phiến dài, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân chính rõ, các gân phụ mờ, cuống lá dài, có rãnh ở mặt trên, lá kèm sớm rụng. 

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá gần ngọn, có cuống dài mảnh và có lông; hoa màu trắng vàng; đài nhỏ có lông, tràng có 6 - 11 cánh thuôn, nhẵn; nhị 12 - 22, bầu ít lông, 6 - 8 ô 

Quả hình trứng hay gắn hình cầu, có đài tồn tại và mũi nhọn ngắn, hạt hình trứng, có sẹo bên. 

Mùa hoa vào tháng 1-3, mùa quả tháng 10-12 hàng năm 

Hình ảnh các bộ phận cây sến mật
Hình ảnh cây non sến mật

2 Phân bố, sinh thái 

Chi Madhura Gmel. có khoảng 85 loài phân bi chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Indonesia có 27 loài. Malaysia 15 loài, Philippin 9 loài. Thái Lan 8 loài, Srilanca 5 loài, khu vực Đông Dương 17 loài, trong đó Việt Nam có 9 loài, hai khi được coi là đặc hữu: Sến núi cao ở các tỉnh phía nam và Sến mật chỉ có ở các tỉnh phía bắc.

Sến phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và Bắc Giang. Cây thường mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh ẩm, cùng với một số loài cây gỗ khác tạo thành tầng lập tán hoặc tầng nhô của rừng. Độ cao phân bố từ 200 đến 1000 m. Cây thường mọc nơi có tầng đất thịt dày, lúc nhỏ là cây chịu bóng, sau trở thành cây ưa sáng. Sến thuộc loại cây gỗ sinh trưởng chậm, chỉ có hoa quả nhiều khi vươn tới tầng tán rừng, trực tiếp với ánh sáng. Cây tái sinh tự nhiên từ hạt tốt, song cây mầm thường bị con sóc và một vài loài gặm nhấm khác ăn. 

Ở Việt Nam, gỗ sến được coi là 1 trong "tứ thiết". Gỗ có màu đỏ hồng rất cứng và nặng không bị mối mọt ăn, thường được dùng để xây dựng các công trình lâu bền. Do có giá trị sử dụng cao, nên gỗ sến bị khai thác nhiều đến mức cạn kiệt. Hiện nay, cây đang được ngành lâm nghiệp khuyến cáo để bảo vệ ở Việt Nam 

Gỗ sến rất quan trọng trong xây dựng, kiến trúc
Gỗ sến rất quan trọng trong xây dựng, kiến trúc

2.1 Bộ phận sử dụng

Rễ, lá cây sến mật

3 Thành phần hóa học 

Sến chứa 4 triterpenoid, 2 Flavonoid và acid 2,4- dihydroxyphenylacetic Me ester. 

Nguyễn Văn Đậu và cộng sự năm 1997 đã chứng minh lá cây sến mọc ở Hà Trung, Thanh Hoá chứa 10 hợp chất là quercetin, myricetin, myrcitrin, quercitrin, (+) catechin. (-) epicatechin, (+) galocatechin, (-) epigalocatechin, myricetin - 4' - methyl - 3 - O - rhamnosid (mearnstrin) và acid galic. 

Trong một nghiên cứu, một homomonoterpen mới, axit 1,3,3-trimetyl-7-oxabicyclo[3.1.1]hexa-9-en-10-oic, được đặt tên là axit madhusic A , cùng với mười hợp chất đã biết đã được phân lập từ chiết xuất metanol của lá khô Madhuca pasquieri

Một nghiên cứu khác cũng đã phân lập được một alkaloid pyrrolizidine mới, madhumidine A, và hai alkaloid đã biết, lindelofidine benzoic acid ester và minalobine B lá cây sến mật.  

4 Tác dụng dược lý 

Nam 1992, tác giả Đào Xuân Vinh trong luận án Phó tiến sĩ khoa học y dược đã nghiên cứu các dụng đối với vết bỏng của maduxin là cao chiết từ sến, với những nội dung sau: 

  • Nghiên cứu diễn biến của quần thể vi khuẩn trên vết thương bỏng được điều trị bằng maduxin. 
  • Đánh giá tác dụng của maduxin đối với quần thể vi khuẩn trên vết bỏng thực nghiệm bằng nhiệt ở thỏ và gây nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa 
  • Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và hóa mô vết bỏng thực nghiệm nhiễm khuẩn được điều trị bằng maduxin. 
  • Thăm dò tác động của gia tốc ly tâm đến quần thể vi khuẩn trên vết bỏng thực nghiệm được điều trị bằng maduxin. 

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đi đến những kết luận sau: 

  1. Nghiên cứu vi khuẩn học tại vết bỏng trung bì thực nghiệm, diện tích bỏng dưới 10% diện tích cơ thể thỏ thấy có 5 loài vi khuẩn trong đó Staphylococcus epidermidis chiếm tỷ lệ cao nhất (91,48%) sau đó là Pseudomonas aeruginosa (47,6%), Staphylococcus aureus (41,2%), Bacillus subtilis (22,05%), thấp nhất là Escherichia coli (13,1%). 
  2. Tại vết bỏng thực nghiệm được dùng thuốc maduxin, không thấy có sự thay đổi về chủng lại vi khuẩn nhưng số lượng vi khuẩn/cm2 vết bỏng giảm rõ rệt so với nhóm chứng 
  3. Tại vết bỏng thực nghiệm gây nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa, không thấy có sự khác biệt về thành phần loài vi khuẩn nhưng tỷ lệ và số lượng Pseudomonas aeruginosa cao hơn so với những với bỏng không gây nhiễm khuẩn. Dùng thuốc maduxin điều trị thấy tỷ lệ và số lượng 2 loài vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa Staphylococcus aureus giảm nhanh, thời gian sạch 2 loài vi khuẩn này sớm hơn so với nhóm đối chứng. 
  4. Tại vết bỏng thực nghiệm được dùng thuốc maduxin, sự biến đổi về hình thái đại thể, vi thể và hóa mô diễn ra theo hướng tốt so với nhóm đối chứng ở cả 2 loại vết bỏng gây nhiễm và không gây nhiễm Pseudomonas aruginosa như viêm phù nề ít, dịch xuất tiết giảm, ít mô hoại tử ướt, vết bỏng sạch nhanh, biểu mô hóa xuất hiện sớm, mạch máu tân sinh nhiều, thời gian khỏi, liền sẹo sớm, sẹo bóng mịn 
  5. Trên vết bỏng thực nghiệm, động vật chịu tác động của gia tốc ly tâm thì quần thể vi khuẩn không thay đổi. Không thay có sự khác biệt về tác dụng của maduxin đối với quần thể vi khuẩn trên vết bỏng ở động vật chịu tác động của gia tốc ly tâm và trong điều kiện bình thường 

Từ các kết luận trên, maduxin có tác dụng ức chế một số vi khuẩn thường xuất hiện ở vết bỏng và có tác dụng giúp vết bỏng chóng lành. 

Ngoài ra, hoạt tính chống viêm của các thành phần phân lập từ lá cây sến mật được đánh giá chống lại quá trình sản xuất oxit nitric do lipopolysacarit gây ra trong tế bào RAW264.7 của đại thực bào. Ngoài ra, hoạt tính gây độc tế bào của tất cả các hợp chất phân lập đã được thử nghiệm trên một nhóm các dòng tế bào ung thư

5 Công dụng 

Về mặt y học, theo kinh nghiệm dân gian, lá cây sến mật được dùng làm thuốc chữa bỏng rất công hiệu. Dạng dùng thông thường trong nhân dân là nước sắc đặc dùng để đắp. 

Cao là sến mật còn được nghiên cứu thay thế băng gạc để bảo vệ vết khâu sau khi mổ. Ưu điểm của cao là diệt khuẩn, làm vết thương mau lành và tiết kiệm bông băng.

Dầu hạt sến cũng được dùng để bôi sẹo sau khi lành vết bỏng.

Cả cao lá và dầu hạt đều không gây tác dụng phụ 

Công dụng của sến mật
Công dụng của sến mật

6 Điều chế cao đặc lá sến mật

Dựa vào kinh nghiệm trị bỏng từ nhân dân, Viên Quân y 103 đã điều chế lá sến dưới dạng cao đặc để dùng. Cách làm cụ thể như sau: 

  • Lấy 1 kg lá, băm nhỏ, cho vào nồi nhôm (không dùng nồi tôn hoặc Sắt) đổ nước cho ngập dược liệu.
  • Đun sôi trong 1 - 2 giờ (chú ý múc nước luôn săm sắp dược liệu) Gạn lấy nước thứ nhất.
  • Thêm nước, đun sôi tiếp để lấy nước thứ hai.
  • Dồn hai nước sắc lại, lọc kỹ, rồi cô nhỏ lửa đến khi thành cao đặc.
  • Cao có màu nâu đen, mùi thơm, vị chát, không độc.

Khi bị bỏng, lấy tăm bông sạch thấm vào cao, bôi lên vết thương. Mỗi ngày làm một lần. Thuốc khô nhanh, tạo thành một màng dai và chắc, các kín vết thương, chống nhiễm khuẩn, không có mùi hôi, không gây xót, làm giảm đau nhức và đặc biệt không dính chặt vào vết thương khi thay thuốc. Người bị bỏng khi dùng cao lá sến thấy dễ chịu, không phiền phức 

7 Tài liệu tham khảo

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sến Mật

Maduxin
Maduxin
50.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633