Sâu Ban Miêu (Sâu Đậu - Mylabris cichorii L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Arthropoda (Động vật chân khớp)

Insecta (Lớp côn trùng)

Bộ(ordo)

Coleoptera (Bọ cánh cứng)

Họ(familia)

Meloidae (Ban miêu)

Chi(genus)

Hycleus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Mylabris cichorii L.

Sâu Ban Miêu (Sâu Đậu - Mylabris cichorii L.)

Sâu ban miêu là phần thân của con ban mâu lớn ở phương Nam. Đây là loài côn trùng có cánh cứng bám trên lá của cây đỗ. Chiều dài mỗi con khoảng 1,2 đến 2cm, trên thân có vân màu vàng đen. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Mylabris cichorii L.

Tên gọi khác: Ban miêu, Ban manh, Nguyên thanh, Sâu đậu, Ban mao.

Họ: Ban miêu Meloidae.

1.1 Đặc điểm

Sâu ban miêu là phần thân của con ban mâu lớn ở phương Nam. Đây là loài côn trùng có cánh cứng bám trên lá của cây đỗ.

Chiều dài mỗi con khoảng 1,2 đến 2cm, trên thân có vân màu vàng đen.

Đầu có dạng hình tim, trên có một rãnh dọc.

Râu đen.

Phần giữa đầu và ngựa bị thắt lại.

Hình ảnh Sâu ban miêu
Hình ảnh Sâu ban miêu

1.2 Phân bố

Sâu ban miêu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, tại các tỉnh như Quảng Tây, Hà Nam, Quý Châu, Giang Tô, An Huy, Hồ Nam.

Tại nước ta, Sâu ban miêu được tìm thấy trên cây Đậu nên còn được gọi là Sâu đậu.

Lý Thời Trân từng nói: ‘Ban miêu, khi bị người bắt, phía sau đuôi nó ác khí phóng ra, mùi không thể ngửi được, khi làm thuốc nên chú ý làm sạch.’

Ban miêu thường được dùng ngoài đối với các trường hợp lở loét, trừ hoại tử, Sâu ban miêu còn có tác dụng gây trụy thai.

Đây là loại có độc tính mạnh do đó có thể dùng ngoài đắp vào vết lở loét, uống trị sỏi thận, giải độc khi bị chó cắn.

Do có tính ăn mòn lớn nên thường được dùng ngoài.

Mặt trên của Sâu ban miêu
Mặt trên của Sâu ban miêu

1.3 Bộ phận dùng, thu bắt

Thân, bỏ đầu, nội tạng và chân.

Thời điểm thu bắt là trước khi mặt trời mọc, lúc này sâu còn chưa tỉnh, người ta đi bắt hoặc lắc cành cây cho sâu rơi vào túi, đôi khi còn dùng vợt.

Tại nước ta, Sâu ban miêu thường được bắt vào tháng 5 đến tháng 6.

Sau khi bắt, nhúng túi đựng sâu vào nước sôi để sâu chết, một số nơi hơ túi đựng trên trên hơi giấm đã đun sôi sau đó đem phơi hoặc sấy, đựng trong lọ kín để bảo quản. Việc bảo quản thường gặp nhiều khó khăn vì có một số loài ăn các bộ phận của Sâu ban miêu, người ta thường thêm Long Não hoặc thủy ngân vào đáy lọ để bảo quản.

Ngày nay, người ta dùng hóa chất để diệt sâu ban miêu nên dược liệu này ít được quan tâm. Thuốc diệt Sâu ban miêu được bán nhiều ở các cơ sở, hộ kinh doanh hóa chất thực vật nên người dân có thể mua dễ dàng.

Mặt dưới Sâu ban miêu
Mặt dưới Sâu ban miêu

2 Thành phần hóa học

Sâu ban miêu chứa acid uric, phosphat, dầu béo màu lục.

Ngoài ra, thành phần cantharidin có nhiều tác dụng nhưng có thể gây phỏng da, đây là hoạt chất được tìm thấy ở máu và bộ phận sinh dục của sâu.

Đặc điểm của Cantharidin: Tinh thể hình phiến, không mùi, không màu, trung tín, tan tốt trong nước.

Sâu ban miêu
Sâu ban miêu

3 Tác dụng của Sâu ban miêu

Trên lâm sàng, Sâu ban miêu được dùng làm thử nghiệm để trị bệnh gan, ung thư dạ dày.

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh thành phần cantharidin của Ban miêu có tác dụng như một loại thuốc bôi ngoài da, có tác dụng tốt đối với các trường hợp bị mụn cóc, có thể dùng để giảm sưng và giảm viêm.

Tuy nhiên, cantharidin là một thành phần kịch độc, chỉ cần sử dụng 30mg cũng có thể khiến con người tử vong. Do đó, Ban miêu chỉ được dùng làm thuốc với liều lượng từ 0,03 đến 0,06mg, trường hợp dùng liều cao hơn thì cấm kỵ đối với phụ nữ có thai.

Hình ảnh sâu ban miêu
Hình ảnh sâu ban miêu

4 Tính vị, công dụng

Ban miêu có vị cay, tính hàn, có độc.

Chủ trị trong các trường hợp sợ lạnh, phát sốt, cổ độc, kết hạch, lở loét ác tính, hoại tử da, thạch lâm.

Ban miêu còn có tác dụng công kiên tán kết, tiêu các vết hoạt tử, thanh nhiệt giải độc, dùng để trị nhiệt độc trong người dẫn đến tiểu dắt, lao hạch, các chứng thấp, lở loét, vảy nến.

Đầu của con Sâu ban miêu
Đầu của con Sâu ban miêu

5 Một số bài thuốc trị liệu từ Sâu ban miêu

5.1 Trị tràng nhạc không tiêu

1 con Sâu ban miêu, bỏ chân, nướng lên, ăn cùng với 240ml nước tương hoặc Mật Ong khi bụng còn đói. Đối với trường hợp bệnh nặng, chỉ cần dùng đến con thứ 7 là khỏi.

Trị viêm loét kèm mủ (viêm không loét hoặc loét mà sưng cứng không có mủ)

Sâu ban miêu đem nghiền thành bột, sau đó thêm hành khuấy thành dạng cao, thêm nước dán vào chỗ bị loét.

Đuôi con Sâu ban miêu
Đuôi con Sâu ban miêu

5.2 Trị mụn đinh có ngòi

Rạch một hình chữ Mễ lên vết thương sau đó dùng 1 con Sâu ban miêu để đắp vào vết thương, không lâu sau sẽ khỏi.

5.3 Trị vảy nến lâu năm

Sử dụng 15,6g Ban miêu, đem nướng qua nghiền thành bột, thêm mật và đắp lên vùng da bị vảy nến.

5.4 Trị nốt ruồi, mụn cóc

Sử dụng 3 con Sâu ban miêu, một ít thạch tím, 15g gạo nếp. Các vị đem trộn đều, sau đó sao vàng, bỏ gạo, thêm 1 nhánh hành, khuấy đều và đắp lên vết mụn.

5.5 Trị thai chết lưu không ra

Dùng 1 con Sâu ban miêu, đem nướng qua, nghiền thành bột, uống cùng với nước giúp đẩy thai lưu ra bên ngoài.

5.6 Trị mặt nổi mụn lâu năm không khỏi

3 con Sâu ban miêu đem bỏ cánh, bỏ chân và nấu lên.

Hồi phấn, hải kim sa, mỡ ngỗng, mật đà tăng, trai biển, cao lương khương mỗi loại 9g.

Các vị trộn đều, nghiền thành bột, dùng mỡ ngỗng để trộn đều, bôi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau dùng nước Cam Thảo để rửa sạch.

Sâu ban miêu
Sâu ban miêu

6 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đào Ẩn Tích. Ban miêu, trang 567-568. Thần Nông Bản Thảo Kinh. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2024.

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Sâu Ban Miêu trang 1034 – 1036. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sâu Ban Miêu (Sâu Đậu - Mylabris cichorii L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633