Sam Biển (Cỏ Tam Khôi, Cây Dầu Dầu - Trianthema portulacastrum L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Caryophyllales (Cẩm chướng)

Họ(familia)

Aizoaceae (Sam biển)

Chi(genus)

Trianthema

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Trianthema portulacastrum L.

Sam Biển (Cỏ Tam Khôi, Cây Dầu Dầu - Trianthema portulacastrum L.)

Sam biển thuộc dạng cây mập, bề mặt thân rất nhẵn, kích thước thân nhỏ hoặc mọc bò dài, cây đâm rễ ở các mấu. Lá cây mọc đối, lá không có cuống mà mọc ôm lấy thân, phiến lá dày. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Trianthema portulacastrum L.

Tên gọi khác: Cỏ tam khôi, Cây dầu dầu.

Họ thực vật: Aizoaceae (Sam biển).

Cây Sam biển
Cây Sam biển
Hoa của cây Sam biển
Hoa của cây Sam biển

1.1 Đặc điểm thực vật

Sam biển thuộc dạng cây mập, bề mặt thân rất nhẵn, kích thước thân nhỏ hoặc mọc bò dài, cây đâm rễ ở các mấu.

Lá cây mọc đối, lá không có cuống mà mọc ôm lấy thân, phiến lá dày, có dạng gần giống hình trụ hoặc hình trái Xoan ngược ngọn giá, chiều dài mỗi lá khoảng từ 2 đến 4cm, đỉnh tù, phiến lá có màu xanh hoặc màu tía, mỗi đôi lá gồm một lá lớn và một lá có kích thước nhỏ hơn.

Hoa của cây Sam biển mọc đơn độc như là chôn trong nách của mỗi cuống lá, hoa không có cuống, hoa có màu hồng nhạt hay màu trắng lục, mỗi hoa gồm 10 đến 20 nhị.

Quả của cây Sam biển thuộc dạng quả nang, có dạng hình trái xoan thuôn, quả nứt ngang về phía gốc.

Hạt của cây Sam biển có dạng hình thận mắt chim, đường kính mỗi quả khoảng 1mm, hơi có vạch.

Dưới đây là hình ảnh cây Sam biển:

Hình ảnh cây Sam biển
Hình ảnh cây Sam biển

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Sam biển được tìm thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, châu Mỹ. Tại nước ta, cây mọc rải rác ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sam biển thường mọc rải rác ở ven đường, các cồn cốt, ruộng rẫy, vùng gần biển.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Thành phần hóa học

Cây Sam biển có chứa Saponin và các alcaloid punarnavin (0,01% ở phần cây khô trên mặt đất). Ngoài ra, cây còn chứa trianthemin.

Thành phần chính của T. portulacastrum Linn. là ecdysterone và các thành phần khác là trianthenol, axit 3-acetylaleuritolic, 5,2'-dihydroxy-7-methoxy-6,8-dimethylflavone, leptorumol, axit 3,4-dimethoxy cinnamic, 5-hydroxy-2-methoxybenzaldehyde, axit p-methoxybenzoic và beta cyanin.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

3 Tác dụng của cây Sam biển

3.1 Tác dụng dược lý

Chiết xuất Sam biển được cho rằng có khả năng phòng ngừa đáng kể quá trình hình thành khối u vú ở chuột do 7,12-dimethylbenz (a) anthracene (DMBA) gây ra mặc dù các cơ chế cơ bản vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, chiết xuất Sam biển giúp ngăn ngừa tình trạng tân sinh vú do DMBA gây ra bằng các cơ chế chống viêm được trung gian thông qua sự điều biến đồng thời và khác biệt của hai mạch phân tử được kết nối với nhau, cụ thể là các con đường truyền tín hiệu NF-κB và Nrf2.

Chiết xuất Ethanol của cây Sam biển cho thấy tác dụng bảo vệ đáng kể phụ thuộc vào liều (100mg, 200 mg/kg uống 10 lần) chống lại độc tính gan do Paracetamol và thioacetamide gây ra ở chuột bạch. Mức độ bảo vệ được đo bằng cách sử dụng các thông số sinh hóa như glutamate oxaloacetate transaminase huyết thanh (SGOT), glutamate pyruvate transaminase huyết thanh (SGPT), phosphatase kiềm (ALP), bilirubin (BRN) và protein tổng số (TP). Chiết xuất thực vật ngăn ngừa hoàn toàn tác dụng độc hại của paracetamol (Acetaminophen) và thioacetamide đối với các thông số huyết thanh trên.

Tác dụng dược lý
Tác dụng dược lý

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Lá cây có tác dụng lợi tiểu.

Rễ cây có vị đắng có tác dụng gây viêm chảy, làm sổ thai.

3.2.2 Công dụng

Công dụng của cây Sam biển
Công dụng của cây Sam biển

Sam biển thường được để làm rau ăn, có thể ăn tươi hay nấu chín, đặc biệt là trong mùa nóng được dùng như một loại rau giải nhiệt.

Ngoài ra, nhân dân cũng sử dụng cây Sam biển chế thành bột để làm thuốc sổ nhẹ.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng lá để trị thủy thũng và phù do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt trong trường hợp cổ trướng do gan, viêm thận, viêm màng bụng. Rễ cây giã lấy bột dùng trong trường hợp bị mất kinh.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Manoj K Shivhare và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 đến tháng 12 năm 2012). Trianthema portulacastrum Linn. (Bishkhapra), NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Sam biển, trang 646. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Animesh Mandal và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2015). Trianthema portulacastrum Linn. displays anti-inflammatory responses during chemically induced rat mammary tumorigenesis through simultaneous and differential regulation of NF-κB and Nrf2 signaling pathways, PubMed. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Tác giả G Kumar và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2004). Hepatoprotective activity of Trianthema portulacastrum L. against paracetamol and thioacetamide intoxication in albino rats, Science Direct. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sam Biển (Cỏ Tam Khôi, Cây Dầu Dầu - Trianthema portulacastrum L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633