Sầm (Memecylon edule Roxb.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Myrtales (Sim)

Họ(familia)

Melastomataceae (Mua)

Chi(genus)

Memecylon

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Memecylon edule Roxb.

Danh pháp đồng nghĩa

Memecylon umbellatum Burm. f.

Sầm (Memecylon edule Roxb.)

Sầm thuộc dạng cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Cành cây có dạng hình trụ nhẵn, vỏ thân và vỏ cành có màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ, trên vỏ có rãnh dọc, tại các mấu hơi thắt lại. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Memecylon edule Roxb.

Tên đồng nghĩa: Memecylon umbellatum Burm. f.

Tên gọi khác: Sầm ngọt.

Họ thực vật: Melastomataceae (Mua).

Hoa của cây Sầm
Hoa của cây Sầm

1.1 Đặc điểm thực vật

Sầm thuộc dạng cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Cành cây có dạng hình trụ nhẵn, vỏ thân và vỏ cành có màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ, trên vỏ có rãnh dọc, tại các mấu hơi thắt lại.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục, chiều dài mỗi lá khoảng từ 3,5 đến 11cm, chiều rộng từ 1,5 đến 6cm. Gốc lá có dạng gần hình tròn, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, mặt trên có màu sẫm bóng, gân giữa nổi rõ, cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc thành tán ở kẽ lá thành xim, cuống gần hình trụ hoặc hơi có cạnh, hoa có nhiều màu trắng hồng, tím hoặc xanh lam, đài hình mũ có 4 răng, tràng 4 cánh hơi dài, nhị 8.

Quả của cây có dạng hình cầu, đường kính mỗi quả khoảng 7 đến 8mm, có đài tồn tại, đầu quả hơi thắt lại.

Mùa hoa quả từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau.

Dưới đây là hình ảnh của cây Sầm:

Hình ảnh cây Sầm
Hình ảnh cây Sầm

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Memecylon L. gồm các loài chủ yếu là cây bụi hoặc cây gỗ có kích thước nhỏ, thường phân bố ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là vùng Ấn Độ - Malaysia. Tại Ấn Độ chi này có trên 30 loài, còn tại nước ta chi này chỉ có khoảng 15 loài thường được tìm thấy ở các tỉnh phía Nam và ngoài hải đảo.

Cây Sầm thường chỉ mọc ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Tại nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh thuộc vùng ven biển và trung du. Sầm là loài ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc ở các đồi cây bụi, bờ ao, làng chài vùng ben biển. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, quả sau khi chín được một số loài chim ăn và phát tán hạt giống đi khắp nơi. Sầm cũng có thể phát tán hạt giống của mình nhờ dòng nước. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Đây cũng là loài chịu được chặt phá, phần thân còn lại có khả năng đâm chồi mới.

Hoa và lá của cây Sầm
Hoa và lá của cây Sầm

2 Thành phần hóa học

Lá cây chứa acid tartaric và malic (chiếm 1,38%). Ngoài ra, lá cây còn chứa chất nhựa (chiếm 6%), glycosid, Canxi oxalat (chiếm 1,44%).

Lá khô của cây có chứa nito, tro, CaO.

3 Tác dụng của cây Sầm

3.1 Tác dụng dược lý

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hoạt tính chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa của lá cây Sầm. Các phân đoạn Hexane, (Hex), etyl axetat (EtOAc), metanol (MeOH) và 50% metanol (MeOH50) của lá khô đã được thử nghiệm in vitro về khả năng sản xuất interleukin-10 của chúng; phân đoạn hoạt động mạnh nhất đã được nghiên cứu thêm in vivo về hoạt động chống viêm và giảm đau của nó bằng cách sử dụng phù tai chuột do etylphenylpropiolate (EPP) gây ra và thử nghiệm quằn quại với chuột. Tất cả các phân đoạn ngoại trừ Hex đã được thử nghiệm về hoạt động dọn gốc của chúng đối với gốc 1'-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả cho thấy rằng, lá cây Sầm có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt.

Cây Sầm có tác dụng gì?
Cây Sầm có tác dụng gì?

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Lá có vị chát, đắng, có tác dụng tiêu độc.

3.2.2 Công dụng

Nhân dân thường sử dụng vỏ thân cây Sầm để làm thuốc chữa sốt rét hay chữa sốt. Liều dùng hàng ngày là 6-12g vỏ khô đem sắc uống.

Lá sầm đem phơi khô, thái hoặc băm nhỏ sau đó hãm với nước sôi theo tỷ lệ 1/20, khi nước còn ấm thì dùng nước này để rửa mắt trong trường hợp đau mắt đỏ, mỗi ngày rửa 2 lần.

Để chữa rắn cắn, có thể sử dụng lá Sầm tươi đem rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn nước uống còn bã đắp vào chỗ bị rắn cắn.

Lá cây còn có tác dụng làm săn.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng quả của cây Sầm để làm thuốc săn da, còn có thể dùng quả để ăn. Lá cây có tác dụng làm săn và làm mát, trị lậu, khí hư. Một loại thuốc xức được chế từ quả dùng để rửa mắt trong trường hợp đau mắt. Lá và vỏ thân cây Sầm còn được dùng để trị vết thâm tím.

Vỏ cây dùng dưới dạng thuốc sắc uống trong trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt. Nhân dân Campuchia sử dụng lá non của cây đắp khi bị trĩ, hoa và quả dùng ngoài để trị nấm.

Quả của cây Sầm
Quả của cây Sầm

4 Cây Sầm trị bệnh gì?

4.1 Trị sốt, sốt rét

Vỏ cây Sầm đem phơi khô, dùng 6-12g vỏ cây đem sắc nước uống.

4.2 Trị rắn cắn

Lá Sầm tươi đem giã nát, thêm nước, gạn lấy nước uống còn bã dùng để đắp.

4.3 Đau mắt

Lá khô đem hãm lấy nước để rửa.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Sầm, trang 675-676. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.
  2. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Sầm, trang 714-715. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.
  3. Tác giả Somsak Nualkaew và cộng sự (Ngày đăng 21 tháng 1 năm 2009). Anti-inflammatory, analgesic and wound healing activities of the leaves of Memecylon edule Roxb, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sầm (Memecylon edule Roxb.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595