Sa Mộc (Sa Mu - Cunninghamia lanceolata)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cây Sa Mộc có tên khoa học là Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook.f.). Sa Mộc chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, được sử dụng để làm thuốc chữa đau răng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Sa Mộc
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook.f. hay Cunninghamia sinensis R.Br.
Tên gọi khác: Sa Mu.
Họ thực vật: Bụt mọc Taxodiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Sa Mộc thuộc dạng cây to, chiều cao khoảng 25 đến 30 mét.
Thân cây mọc thẳng, vỏ thân có màu nâu, trên thân có các vết nứt chạy dọc thân.
Lá mọc so le và sít nhau tạo thành từng đám dày. Phiến lá cứng, dai, có dạng hình mũi giáo, mỗi phiến lá dài khoảng 3-7cm, rộng từ 3-5mm. Gốc lá có dạng hình tròn, đầu nhọn, mép lá có khí răng cưa. Ở mặt dưới của lá có lỗ khí chạy song song với gân giữa lá.
Cụm hoa bao gồm các nón đơn tính. Nón đực có dạng hình trụ, mọc ở đầu cành và nón cái có dạng hình trứng, mọc tụ họp hoặc đơn độc.
Nón quả có dạng hình trứng, mỗi quả dài 3-4cm, được bao bởi những vảy nhọn.
Hạt có dạng hình trái xoan, cánh hẹp.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá, thân, rễ và vỏ thân.
1.3 Đặc điểm phân bố
Sa Mộc được trồng nhiều ở các địa phương trên cả nước như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lâm Đồng,...
Sa Mộc có bản chất là một loại cây gỗ lớn, không phân nhiều cành. Cây mọc rải rác hoặc mọc tập trung tại các lưng chừng núi.
Sa Mộc ưa ẩm và mát nên thích hợp trồng ở các vùng cận nhiệt và nhiệt đới núi cao.
Vào mùa xuân, cây mọc lá non, sau đó xuất hiện nón cái và nón đực. Cây thụ phấn chủ yếu nhờ gió.
Khi già, nón cái khó rụng nhưng lại tách cho hạt rơi xuống đất.
Cây con mọc tự nhiên từ hạt. Trong quá trình gieo trồng, có thể xử lý hạt nhằm mục đích tăng khả năng nảy mầm của cây.
Một số cây hiện ở Sa Pa và Hà Nam đã gần 100 năm nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
Sa Mộc là cây có gỗ tốt, gỗ không bị mối mọt do đó thường được sử dụng để làm nhà cửa hay đồ đạc.
2 Thành phần hóa học
Trong thành phần của gỗ cây có chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có chứa các thành phần hóa học như:
Ester, alcol, Cedrol, alpha - cedrene, terpineol.
Tinh dầu cất từ lá có chứa alpha-limonene, alpha và beta pinene.
Tinh dầu của cây và thành phần cedrol có tác dụng kháng nấm và chống mối hiệu quả.
Cao chiết từ ngọn của cây có nhiều nhiều loại chất béo và acid oleic là thành phần chủ yếu.
Phấn hoa có chứa beta-sitosterol, cholesterol, acid béo.
Ngoài ra, cây còn chứa nhiều hợp chất Flavonoid khác nhau như robusta flavon, kaya flavon,...
3 Tác dụng - Công dụng của cây sa mộc
3.1 Tác dụng dược lý
Theo các tài liệu từ nước ngoài, tinh dầu được chiết từ các bộ phận của cây như gỗ, vỏ, rễ, mùn cưa khi bôi trực tiếp lên mụn nhọt có tác dụng diệt khuẩn nhưng lại không gây đau, rát.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị cay, tính hơi ôn, quy kinh tỳ, phế.
Tác dụng: Tẩy bẩn, chỉ thống, hạ nghịch khí, tán thấp độc.
3.2.2 Công dụng
Vỏ rễ tươi tẩm rượu trắng, đem giã nát, dùng ngoài để chữa viêm khớp, vết thương.
Sử dụng 160g lá Sa Mộc tươi, sau đó thêm 500ml nước, sắc đến khi còn 150ml, thêm đường cho dễ uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10ml trong 10 ngày để chữa viêm phế quản ở người lớn tuổi.
Sử dụng 30g hạt Sa Mộc tươi, đem giã nát, sắc hoặc làm thành bột mịn để chữa thoát vị bẹn, di tinh.
Sử dụng dầu Sa Mộc để chữa nấm da.
Tinh dầu của cây có mùi thơm do đó được sử dụng để chữa các vết bầm tím, thấp khớp, xây xát.
Nhân dân Trung Quốc còn sử dụng Sa Mộc để chữa mụn nhọt, hắc lào, viêm phế quản, đau vú, thoát vị bẹn.
Ngoài ra, người ta còn trồng những cây Sa Mộc ở vùng núi như những hàng rào sống " thần bảo hộ ". Thân cây gỗ màu đỏ, có dầu thơm, thường dùng để làm nhà, tủ, và người Hoa hay để làm quan tài.
4 Cách chữa đau răng từ cây Sa Mộc
90g lá Sa Mộc.
60g Xuyên Khung.
60g Tế Tân.
Các vị đem thái nhỏ, đem ngâm với 800ml rượu, sau đó lọc bỏ bã.
Ngậm nước để chữa đau răng, không được nuốt.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Sa Mộc, trang 642-643. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.