Rong Nho (Caulerpa lentillifera)
5 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Trước đây, Rong nho được biết đến là một loại thực vật được ăn khá phổ biến với Nhật bản. Và dạo gần đây, khi các nền văn hóa trên thế giới được du nhập nhiều, thì rong nho cũng trở thành một loại đồ ăn được người dân Việt Nam cảm thấy khá là thích thú. Vậy ngoài dùng để ăn, những tác dụng, công dụng của rong nho là gì? Xin mời bạn đọc tham khảo một số thông tin tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) đưa ra.
1 Giới thiệu về Rong nho
Rong nho hay còn gọi là Rong guột bi, ở Nhật Bản người ta hay gọi là nho biển, hoặc trứng cá xanh theo tên gọi của người Anh. Rong nho có tên khoa học là Caulerpa lentillifera J.Agardh, thuộc họ Rong guột - Caulerpaceae.
Đây là một loài thực vật sống ở biển, được phân bố ở vùng Đông nam Á, Nhật Bản và các vùng đảo ở Thái Bình Dương.
1.1 Đặc điểm thực vật
Rong nho là loài thực vật thân bò chia nhánh, có đường kính khoảng 1-2mm, mang nhiều rễ giả. Thân đứng đơn hoặc chia nhanh, dài đến 9cm, rộng 1-1.5mm, có nhánh túi hay còn gọi là nhánh phụ gần giống hình cầu, tròn, cỡ khoảng 1.9-2.2mm, hầu như phủ kín toàn bộ thân đứng, đoạn cuống của túi hình cầu thường thắt lại ở ngay chỗ nối với túi. Rong có màu xanh lục đậm nhưng rễ cây không màu.
1.2 Đặc điểm phân bố
Nếu bạn đi dọc ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu, sẽ được bắt gặp những chùm rong nho ở đây. Loại thực vật này mọc ở trên các bờ đá thuộc vùng triều thấp, và sẽ thường gặp vào mùa xuân hè.Rong nho phân bố tự nhiên ở các vùng biển Đông Nam Á, xung quanh đảo Okinawa Nhật bản và các vùng đảo trên Thái Bình Dương. Tại Việt Nam người ta đã bắt đầu trồng thử ở ven biển Khánh Hòa để làm thực phẩm. Vào năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy cây này ở đảo Phú quý, tỉnh Bình Thuận. Từ năm 2007, rong đã được trồng ở Bình Thuận , loại cây này đã thích nghi và phát triển rất tốt. Người ta thường trồng ở các hồ chứa nước biển sạch có sục khí oxy liên tục, và sẽ để ở nhiệt độ khoảng 22 - 28 độ C cây sẽ phát triển tốt. Rong biển sẽ phát triển chậm khi nước biển lạnh vào khoảng tháng 2 -3. Rong nuôi sẽ thu hoạch sau khoảng 25-30 ngày nếu được chăm sóc tốt.
1.3 Chế biến và Thu hoạch
Rong nho có bộ phận dùng là tản rong. Nếu rong được chăm sóc tốt có thể thu hoạch sau 25-30 ngày. Rong được thu hoạch bằng cách cắt tỉa các nhánh đạt chất lượng. Tùy từng nơi sẽ có các cách thu hoạch khác nhau.
Sau khi thu hoạch cần phải rửa sạch rong nho để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và vô cơ cũng như các vi sinh vật bán trên rong, để tránh các nguy cơ gây hư hỏng rong. Thông thường người dân sẽ rửa sạch phần sợi rong bằng nước biển lọc trước khi đem cho vào bể nuôi. Tại bể cần phải sục khí oxy để giúp rong được khỏe và có thể vận chuyển xa.
Chế biến rong biển được sử dụng phổ biến hiện nay là sẽ đem trộn với các loại gỏi, salad, đồ chua bởi đặc tính mặn và giòn của rong.
2 Thành phần hóa học
Trong khoảng 2 thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rong nho rất giàu acid béo không bão hòa, khoáng chất, vitamin và các hợp chất có hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Dưới đây là một vài thành phần hóa học nổi bật của rong nho
Cacbonhydrat và chất xơ là 2 thành phần phong phú nhất của rong nho. Chất xơ là một hỗn hợp phức tạp của carbohydrate và polyme trong thực vật, bao gồm oligosaccarit và polysaccarit.
- Protein và acid amin
Rong biển là nguồn protein bền vững. Với hàm lượng protein của toàn bộ tảo rất cao so với các loại lương thực phổ biến như ngũ cốc, các loại đậu và quả hạch. C. lentillifera được coi là có protein chất lượng cao do các axit amin thiết yếu hiện diện và gần bằng hàm lượng protein trong trứng và đậu nành. Ngoại trừ tryptophan, hầu hết tất cả các axit amin thiết yếu đều có mặt
- Khoáng chất
Khoáng chất không có trong tảo nước ngọt và cây trồng trên cạn chủ yếu có trong rong biển- rất cần thiết và được yêu cầu với số lượng nhất định cho hoạt động trao đổi chất bình thường của cơ thể con người.
- Lipid
- Vitamin
Rong biển được biết đến là nguồn cung cấp cả vitamin tan trong nước và tan trong chất béo. Nhu cầu về Vitamin A, B2, B12 và 2/3 lượng Vitamin C trong cơ thể con người có thể được đáp ứng bằng cách tiêu thụ 100 g rong biển.
- Sắc tố
Các sắc tố phong phú nhất trong các loài Caulerpa là chất diệp lục, chủ yếu bao gồm chất diệp lục a và b. Chất diệp lục có đặc tính chống oxy hóa khiến chúng trở thành chất bổ sung dinh dưỡng và sức khỏe hữu ích
3 Tác dụng của Rong nho
Theo các báo cáo nghiên cứu cho thấy, Rong nho có vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như điều trị và phòng ngừa các bệnh lý . Cụ thể:
- Chống tăng huyết áp
Các sản phẩm thủy phân từ protein của rong nho đều có đặc tính ức chế ACE - ngăn chặn quá trình chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II, làm giãn mạch máu và giảm huyết áp
- Ngăn ngừa mỡ máu cao
Các chất chuyển hóa thứ cấp từ rong biển như polyphenol hoặc các hợp chất hoạt tính sinh học khác có thể phá vỡ tính thấm của tế bào vi sinh vật và cản trở chức năng của màng, do đó gây ra quá trình chết theo chương trình của tế bào.
- Kháng khuẩn
- Chống ung thư
Theo các nghiên cứu cho rằng, ethanol-hexane chiết xuất từ C. lentillifera làm khả năng sống sót của tế bào giảm mạnh và ức chế sự phát triển của chu kỳ tế bào u nguyên bào thần kinh đệm theo cách phụ thuộc vào liều lượng cao. Các chất chiết xuất từ rong biển cũng thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của các tế bào A147
- Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường và tăng đường huyết
- Chống viêm
- Chống oxy hóa
- Chống sốt rét
- Chất chống chelat hóa
- Kích thích miễn dịch
4 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam ( xuất bản 2021). Rong guột bi trang 601-602, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023
- Tác giả Nur Syakilla và công sự, ngày đăng 13 tháng 9 năm 2022. A Review on Nutrients, Phytochemicals, and Health Benefits of Green Seaweed, Caulerpa lentillifera., pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.