Rau Rút Dại (Aeschynomene aspera L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Fabales (Đậu) |
Họ(familia) | Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) | Aeschynomene |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Aeschynomene aspera L. |

Rau rút dại thuộc dạng cây thảo, sống thủy sinh, to, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1,5 đến 2 mét, thân nhẵn, thân có dạng hình trụ, kích thước to đến 2cm, phần gốc có khi tới 10cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn độc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Aeschynomene aspera L.
Tên gọi khác: Điền ma nhám, Điên điển tham.
Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).


1.1 Đặc điểm thực vật
Rau rút dại thuộc dạng cây thảo, sống thủy sinh, to, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1,5 đến 2 mét, thân nhẵn, thân có dạng hình trụ, kích thước to đến 2cm, phần gốc có khi tới 10cm, tủy to, có màu trắng, xốp.
Chiều dài lá khoảng từ 7 đến 17cm, có khoảng 61 đến 101 lá chét, phiến lá có dạng hình dải, chiều dài từ 7 đến 20cm, chiều rộng từ 1,5 đến 3mm, mép có rìa lông, lá kèm có dạng hình ngọn giáo, 3cm, có tai ngắn.
Chùm hoa mọc ở nách lá, chiều dài khoảng 5cm, có lông cứng, có 2-7 bông hoa màu vàng tươi, môi trên có 3 thùy, tràng hoa có lông dài đến 2cm.
Quả của cây Rau rút dại có dạng hình dải, chiều dài 5 đến 6cm, rộng 0,9 đến 1cm, cuống dài, u nần ở mép, chia làm 5-9 đốt.
Hạt có dạng hình thận, có màu nâu.
Dưới đây là hình ảnh cây Rau rút dại:


1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Tủy cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Rau rút dại phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở Đồng Nai, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng.
Rau rút dại thường mọc ở những khu vực ẩm ướt, tại các đầm lầy hoặc ven ao hồ.
Cây ra hoa quanh năm.


2 Thành phần hóa học
Rau rút dại có chứa carbohydrate, đường khử, glycoside, tannin, alkaloid, steroid, gôm và Flavonoid. Rau rút dại thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, giảm đau, diệt giun sán và chống tiêu chảy qua các chiết xuất được nghiên cứu.
3 Tác dụng của cây Rau rút dại
3.1 Tác dụng dược lý
Chiết xuất rau rút dại cho thấy có hiệu quả trong việc ức chế sự hình thành khối u ở ruột, da, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và có tác dụng phòng ngừa hóa trị liệu trong bệnh bạch cầu.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
Tủy của cây Rau rút dại là một khối các tế bào màu trắng tập hợp dày đặc không có dạng sợi, khả năng dẫn nhiệt kém, thường được dùng làm chất cách nhiệt cho nước uống giải khát, dù cho nhiệt độ môi trường có cao nhưng các chế phẩm vẫn giữ được nhiệt độ lạnh. Tủy cây đôi khi cũng được dùng làm mũ.
Nhân dân Campuchia sử dụng tủy cây để làm thuốc cầm máu, dùng trong các trường hợp băng huyết.
Rễ cây đun sôi trong nước sau đó giã thành bột nhão rồi đắp để trị quai bị.

Nước ép phần thân trên mặt đất được dùng trong trường hợp cảm lạnh, ho sốt.
Rau rút dại cũng được sử dụng như một loại rau ăn.
Lá và chồi non giã nát dùng để uống như một loại thuốc chống xuất huyết khi chuyển dạ.
4 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Rau rút dại, trang 628-629. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.
- Tác giả Hasnain Imtiaz và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2020). Bioactivities of Aeschynomene aspera (Fabaceae) Leaf Extract, Research Gate. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.