Rau Rút (Rau Nhút - Neptunia prostrata)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cây Rau Rút có tên khoa học là Neptunia prostrata (Lamk.) Baill). Cây Rau Rút thường được trồng dưới nước, là loại dược liệu được sử dụng để chữa trị bướu cổ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Rau Rút
1 Rau rút hay rau nhút?
Tên khoa học: Neptunia prostrata (Lamk.) Baill.
Tên gọi khác: Rau Nhút.
Họ thực vật: Trinh nữ Mimosaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Dưới đây là một số hình ảnh của cây Rau Rút:
Rau Rút thuộc dạng cây thân thảo, sống dưới nước.
Trên thân có bao bọc một lớp xốp màu trắng giúp cây nổi trên mặt nước. Cây mọc bò ngang trên mặt nước, rễ bám ở các mấu trên thân.
Lá mọc so le, dạng lá kép lông chim 2 lần.
Lá chét nhỏ, phiến lá dài khoảng 0,5 đến 2cm, rộng từ 0,2 đến 0,4cm, xếp thành từng đôi đều nhau.
Cuống dài khoảng 5-7cm.
Hoa dạng hình đầu, có màu vàng.
Tràng 5, nhị 10.
Mỗi quả chứa 6 hạt dẹt, bề mặt hạt nhẵn.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại nước ta, Rau Rút là loại cây quen thuộc được trồng ở hầu khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp.
Là loại cây sống được ở nước, ưa sáng, Ray Rút thường được trồng ở các ao, hồ, bè để làm rau ăn.
Người dân Thái Lan còn trồng Rau Rút bằng cách cắm cành xuống vùng đất bùn tại các vùng nước nông. Sau đó, khi thân và cành đã phát triển, thêm nước vào để cây nổi trên mặt nước.
Lá Rau Rút thường khép lại khi có va chạm đột ngột, hiện tượng này được giải thích là do sự rút nước từ phiến lá vào cuống lá.
Cây phát triển và sinh trưởng mạnh vào mùa hè và mùa thu nhờ hệ thống rễ phát triển, cây có khả năng hút nước và chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Khoảng 7-10 ngày sau khi ngắt ngọn, cây đã có thể thu hoạch lứa tiếp theo.
2 Tác dụng - Công dụng của rau rút
2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Rau Rút có vị ngọt, tính lạnh.
Tác dụng: Bổ năm tạng hư yếu, bướu cổ, làm tan khí trệ, làm mạnh gân xương.
2.2 Công dụng
Cây được trồng để làm rau ăn. Bên cạnh đó, việc sử dụng Rau Rút hàng ngày có tác dụng chữa bướu cổ, thời gian sử dụng trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn.
Sử dụng 30g Rau Rút, giã lấy nước uống để chữa sốt cao, bí tiểu, mất ngủ hoặc ăn canh Rau Rút với khoai sọ và cua đồng.
Cần lưu ý rằng, Rau Rút có tính lạnh do đó không nên sử dụng cho người có tạng hàn do dễ đầy bụng, trẻ nhỏ tạng hàn ăn dễ bị chân yếu.
Rau Nhút thường dùng để nấu canh chua hoặc luộc cùng với các loại rau khác.
3 Bài thuốc chữa bướu cổ từ Rau Rút
Sử dụng các vị dược liệu:
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
4 Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Ăn Rau Rút nhiều có tốt không?
Ăn Rau Rút giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, Rau Rút cũng được chứng minh là loại dược liệu tốt cho bệnh nhân bướu cổ. Tuy nhiên, đây là loại rau có tính hàn, do đó, không nên sử dụng ở người có tạng hàn.
4.2 Tác hại của Rau Nhút
Rau Nhút có tính hàn, trẻ em có tạng hàn ăn nhiều rau rút thường bị yếu chân, người lớn có tạng hàn khi sử dụng nhiều Rau Nhút sẽ dễ bị lạnh bụng, khiến người bệnh khó chịu.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam. Rau Rút, trang 606-607. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.