Râu Rồng (Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Lycopodiophyta (ngành Thông đất)

Lycopodiopsida (lớp Thông đất)

Bộ(ordo)

Lycopodiales (Thạch tùng)

Họ(familia)

Lycopodiaceae (Thông đất)

Chi(genus)

Huperzia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.

Danh pháp đồng nghĩa

Lycopodium squarrosum Forst.

Râu Rồng (Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.)

Râu rồng thuộc dạng cây phụ sinh, thân cây thường mập, có dạng hình trụ, phần gốc cây mọc đứng, sau đó mọc gập xuống, chiều dài mỗi cây khoảng 50 đến 60cm, lưỡng phân 1-2 lần. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.

Tên đồng nghĩa: Lycopodium squarrosum Forst.

Tên gọi khác: Thạch Tùng thân gập, Thạch tùng vẩy.

Họ thực vật: Lycopodiaceae (Thông đất).

Cây Râu rồng
Cây Râu rồng

1.1 Đặc điểm thực vật

Râu rồng thuộc dạng cây phụ sinh, thân cây thường mập, có dạng hình trụ, phần gốc cây mọc đứng, sau đó mọc gập xuống, chiều dài mỗi cây khoảng 50 đến 60cm, lưỡng phân 1-2 lần.

Lá mọc xếp xoắn ốc, phiến lá có dạng hình dải đến hình ngọn giáo, thường mọc tỏa rộng ra, lá không có cuống, những lá ở đỉnh có kích thước ngắn hơn so với những lá ở gần gốc.

Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa không phân cành, chiều dài khoảng 10cm.

Lá bào tử có hình dạng giống lá thật nhưng ngắn hơn, thẳng, nhọn, gốc hơi phình.

Túi bào tử có dạng hình thận, có 2 mảnh vỏ kích thước bằng nhau.

Dưới đây là hình ảnh cây Râu rồng:

Tiêu bản cây Râu rồng
Tiêu bản cây Râu rồng

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Râu rồng phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Madagasca đến châu Đại Dương. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Lào, Campuchia và Việt Nam.

Tại nước ta, Râu rồng chỉ mọc ở Cao Bằng, Thanh Hóa, Khánh Hòa và Lâm Đồng.

Cây có bản chất là loài ưa ẩm và ưa bóng, thường sống bám trên các loại cây gỗ, đôi khi còn mọc trên những tảng đá ẩm có nhiều rêu, độ cao phân bố từ 800 đến 1800 mét.

2 Cách trồng cây Râu rồng

Với đặc điểm đặc trưng, độc đáo, cây râu rồng thường được trồng để làm cảnh. Cách trồng cũng tươi đối đơn giản, tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Râu rồng thường được nhân giống bằng hạt, cách nhân giống cũng tương tự như các loại cây khác.
  • Râu rồng sinh trưởng và phát triển mạnh ở môi trường ẩm, mát, không thích hợp khi trồng ở những khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời.
  • Trong quá trình trồng cần tưới nước đầy đủ cho cây, tạo độ ẩm thích hợp để cây phát triển nhanh.
Toàn cây Râu rồng
Toàn cây Râu rồng

3 Thành phần hóa học

Ancaloit, triterpenoid, Flavonoid là các hợp chất hoạt tính sinh học chính của cây Râu rồng.

Hình ảnh cây Râu rồng
Hình ảnh cây Râu rồng

4 Tác dụng của cây Râu rồng

4.1 Tác dụng dược lý

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu hoạt tính chống oxy hóa, ức chế AChE trong ống nghiệm của các phân đoạn khác nhau của chiết xuất Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis và tác dụng bảo vệ thần kinh của phân đoạn EtOAc đối với suy giảm nhận thức do Scopolamine gây ra ở chuột. Hoạt động chống oxy hóa được đo bằng xét nghiệm DPPH. Tác dụng ức chế AChE trong ống nghiệm và cơ chế ức chế động học chi tiết được đánh giá bằng xét nghiệm Ellman. Đối với xét nghiệm in vivo, chuột được uống phần EtOAc (150 và 300mg/kg) trong mười bốn ngày và tiêm scopolamine với liều 1mg/kg vào phúc mạc trong bốn ngày để gây tổn thương trí nhớ. Các hành vi trí nhớ được đánh giá bằng mê cung nước Morris. Nồng độ ACh được đo trong mô não. Hoạt động của superoxide dismutase (SOD), Glutathione Peroxidase (GPx), nhóm malondialdehyde và protein thiol cũng được đánh giá trong não. Kết quả cho thấy rằng, thành phần EtOAc của chiết xuất Huperzia squarrosa có tác dụng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ đối với tình trạng suy giảm nhận thức và có thể là ứng cử viên tiềm năng cho việc điều trị bệnh Alzheimer.

Cây Râu rồng
Cây Râu rồng

4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.2.1 Tính vị, tác dụng

Râu rồng có vị hơi đắng, tính bình có tác dụng chỉ huyết, trừ thấp, khư phong.

4.2.2 Cây râu rồng trị bệnh gì?

Dân gian thường dùng toàn cây để trị ngoại thương xuất huyết. Ngoài ra, cây còn được dùng để trị đòn ngã tổn thương.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng toàn cây trong trường hợp đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa.

Cây Râu rồng có tác dụng gì?
Cây Râu rồng có tác dụng gì?

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Râu rồng, trang 565. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Bui Thanh Tung và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2017). Antioxidant and acetylcholinesterase inhibitory activities in vitro of different fraction of Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis extract and attenuation of scopolamine-induced cognitive impairment in mice, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Râu Rồng (Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595