Rau ngót rừng (Rau sắng - Melientha Suavis Pierre)

2 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Rau ngót rừng (Rau sắng - Melientha Suavis Pierre)

Rau ngót rừng hay còn gọi là Rau sắng, có tên khoa học của cây Rau ngót rừng là Melientha Suavis Pierre, thuộc họ Opiliaceae. Đây là loại cây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Rau ngót rừng

1 Giới thiệu về cây Rau ngót rừng

Tên khoa học của cây Rau ngót rừng là Melientha Suavis Pierre, thuộc họ Opiliaceae. 

Cây Rau ngót rừng còn có các tên gọi khác như cây Mì chính, cây Rau sắng

2 Mô tả thực vật

Toàn thân: Thân cây Rau ngót rừng thuộc thân gỗ, sống lâu năm to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20-30 cm. Vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái.

Lá: Lá cây thường mọc so le, có hình mũi giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, thường rất nhẵn, dày, có kích thước dài 6-12cm, rộng 3-6cm, có gân phụ, cuống lá có kích thước 4-5mm. Lá thường có màu xanh và lá rụng theo mùa (nơi có khí hậu lạnh).

Hoa: Hoa thuộc kiểu hoa đơn tính, có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa chùy hoặc bông kép, với kich thước chiều dài khoảng 10-13cm, mọc dày đặc trên thân cũng như cành già. Tràng hoa gồm 4-5 phiến hình mác, đối với nửa dưới. Nhị 4 - 5, có xu hướng mọc đối với thùy tràng và ngắn hơn.

Quả : Quả có hình thuôn hoặc có hình trứng, kích thước dài 25mm, rộng 17mm, khi chín có màu vàng, quả có hạch cứng chỉ chứa một hạt. Hạt có thể ăn được với vị béo ngậy.

Hình ảnh Rau ngót rừng
Hình ảnh Rau ngót rừng

3 Phân bố, thu hái và chế biến

3.1 Phân bố

Ở Việt Nam cây Rau ngót rừng mọc chủ yếu ở những nơi như rừng ven suối, ven núi đá tại các tỉnh miền Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Nội, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, và các và tỉnh Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng...Đây là loại cây thường sống ở độ cao khoảng 100-200 mét trở lên so với mực nước biển.

3.2 Thu hái và chế biến

Cây có thể được thu hái toàn bộ các bộ phận, trừ rễ. Mùa thu hoạch của Rau ngót rừng chủ yếu là mùa xuân. Tuy nhiên cây vẫn có thể thu hoạch được nhiều lứa trong một năm.

4 Công dụng của cây Rau ngót rừng

Cây Rau ngót rừng là loại cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người. Một số tác dụng nổi bật có thể kể đến như: 

  • Bổ máu, hoạt huyết
  • Lợi tiểu, giải độc gan
  • Hỗ trợ tiêm viêm, điều trị mụn nhọt  
  • Điều trị các vấn đề tiêu hóa như táo bón

5 Thành phần hóa học của cây Rau ngót rừng

Một số thành phần của cây Rau ngót rừng được tim thấy như sau:

  • Protit
  • Lysin
  • Methionin
  • Tryptophan
  • Phenylanalin
  • Treonin
  • Leucin
  • Caroten

6 Cách dùng Rau ngót rừng

Rau ngót rừng thường được chế biến thành các món ăn như xào hoặc nấu canh. Rau có vị ngọt, do đó rất dễ ăn. Quả của nó cũng có thể được tách vỏ rồi lấy hạt để ninh xương.

Rau ngót rừng có thể được chế biến thành các món ăn
Rau ngót rừng có thể được chế biến thành các món ăn

7 Lưu ý khi ăn Rau ngót rừng

Người có huyết áp cao ăn Rau ngót rừng rất tốt, vì nó có thể điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, những người có huyết áp thấp cần thận trọng, không nên sử dụng loại cây này.

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn Rau ngót rừng, vì có thể gây co thắt tử cung, điều này không tốt cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn loại rau này trong thời kỳ thai kỳ.

8 Phân biệt cây Rau ngót rừng (Rau sắng) và Rau mì chính (Bina Chaya)

Phân biệt cây Rau ngót rừng (Rau sắng) và Rau mì chính (Bina Chaya)
Phân biệt cây Rau ngót rừng (Rau sắng) và Rau mì chính (Bina Chaya)

Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn cây rau ngót rừng và cây rau mì chính do thường gọi chung là rau mì chính, được sử dụng để làm rau ăn. Dưới đây là một số đặc điểm để giúp quý bạn đọc dễ phân biệt 2 loại cây này.

Đặc điểm phân biệtRau ngót rừng (Rau sắng)

Rau mì chính (Bina Chaya)

Nguồn gốc

Rau sắng phân bố ở Thái Lan, Philippin, Lào, Malaysia, Việt Nam.

Tại nước ta, cây được tìm thấy trong tự nhiên ở một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La.

Rau mì chính được du nhập vào nước ta, được nhân dân trồng chủ yếu để làm thức ăn
Đặc điểm thực vật

Rau sắng thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 4 đến 8 mét, thân cây nhẵn, cành cây khi còn non có màu lục nhạt, sau có màu trắng xanh, tính chất giòn, dễ gãy.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục thuôn, chiều dài mỗi lá khoảng 7 đến 15cm, chiều rộng từ 2 đến 4,5cm. Gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên lá có màu sẫm, mặt dưới lá bóng, cuống lá có chiều dài từ 2 đến 4mm.

Rau sắng có phiến lá nguyên

Phiến lá chia thùy, gần giống như lá đu đủ

Các sản phẩm có chứa dược liệu Rau ngót rừng (Rau sắng - Melientha Suavis Pierre)

Nước bổ sau sinh Fdmom
Nước bổ sau sinh Fdmom
290.000₫
Gạc răng miệng Dr. Care (Màu Hồng)
Gạc răng miệng Dr. Care (Màu Hồng)
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633