Rau ngót (Bồ ngót, Chùm ngọt - Sauropus androgynus)

0 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Sauropus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Sauropus androgynus (L.) Merr.

Rau ngót (Bồ ngót, Chùm ngọt - Sauropus androgynus)

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Sauropus androgynus (L.) Merr.

Tên gọi khác: Bồ ngót, Chùm ngọt, Hắc diện phần.

Họ thực vật: Euphorbiaceae (Thầu Dầu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Rau ngót thuộc dạng cây bụi, kích thước nhỏ, cây luôn xanh, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,8 đến 1,2 mét.

Cành nhiều, mảnh, thường mọc khúc khuỷu, vỏ cành có màu lục xám.

Lá cây Rau ngót thường mọc so le, ban đầu lá có dạng hình vảy sau đó phát triển có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng, phiến lá mỏng, các lá xếp thành 2 dãy, gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, mặt trên của lá có màu lục sẫm, mặt dưới có màu nhạt, các lá kèm có kích thước nhỏ, phiến lá có dạng hình tam giác, đầu nhọn, chiều dài cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, hoa đực mọc lẫn với hoa cái hoặc chỉ có hoa cái, hoa đực có đài màu vàng, điểm các chấm có màu đỏ, gồm 6 thùy, các thùy nông, không có cánh hoa, nhị 3 tạo thành cột ngắn, bao phấn không có cuống, hoa cái có đài màu vàng hoặc đỏ tía, gồm 6 thùy, các thùy tồn tại khi thành quả, không có cánh hoa.

Quả của cây Rau ngót thuộc dạng quả nang, có dạng hình cầu, màu trắng, hơi dẹt, có đài tồn tại.

Hạt của cây Rau ngót có màu đen, 3 cạnh.

Mùa hoa quả thường từ tháng 9 đến tháng 11.

Dưới đây là hình ảnh cây Rau ngót:

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Sauropus Blume là chi có vài chục loài, thường được tìm thấy ở vùng Nam và Đông nam của Châu Á. Tại nước ta, theo tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn thì chi này có 15 loài.

Cho đến nay vẫn chưa biết rõ về nguồn gốc của cây Rau ngót, loài này thường mọc hoang dại ở khu vực Ấn Độ. Về sau, cây được trồng rộng rãi ở một số quốc gia khác như Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Tại Việt Nam, Rau ngót đã được trồng từ lâu, cây phân bố rộng khắp ở vùng đồng bằng, vùng núi thấp, vùng trung du. Rau ngót thường được trồng để làm rau ăn, loại cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất, khả năng thích nghi cao, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng từ 20 đến 24 độ C. Rau ngót là loài ưa ẩm, ưa sáng, có khả năng chịu bóng, thường ra hoa quả hàng năm. Tuy nhiên, những cây Rau ngót không bị bẻ cành thì mới có khả năng ra hoa kết quả.

Những cây trồng ở Ấn Độ có khả năng tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Ngoài ra, cây còn có thể tái sinh từ phần thân cành đã bị cắt.

2 Cách trồng cây Rau ngót

Hoa của cây Rau ngót
Hoa của cây Rau ngót

Rau ngót thường được trồng để lấy rau ăn, cây trồng phổ biến ở khu vực đồng bằng và trung du. Rau ngót không thích hợp khi trồng ở khu vực đất úng nước hoặc những nơi có khí hậu lạnh giá.

Cây nhân giống bằng thân cành, vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm, tiến hành chặt bỏ thân, để lại phần gốc cách mặt đất khoảng 10cm.

Chọn những đoạn thân cành đều nhau, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mập mạp, lấy đoạn giữa, tiến hành chặt thành từng đoạn nhỏ, chiều dài mỗi đoạn khoảng từ 15 đến 20cm.

Thời điểm trồng tốt nhất là từ tháng 1 đến tháng 2.

Nếu trồng trong vườn nhà hoặc khu vực có quy mô nhỏ, cây thường được trồng để làm hàng rào hoặc để làm rau ăn. Tại những khu vực rộng, quy mô lớn, đất trồng nên chọn loại đất tốt, có nhiều mùn, khu vực trồng cần đảm bảo thuận tiện trong quá trình tưới tiêu. Đất trước khi trồng cần phải được cày bừa, dọn cỏ, đập nhỏ, lên luống hoặc quy hoạch thành từng ô. Mỗi hecta đất trồng cần bón lót từ 25 đến 20 tấn phân chuồng, 280kg super lân và 140kg sulfat Kali.

Đặt cành hơi nghiêng so với mặt đất trồng, sau khi trồng thì lấp chặt đất, tưới nước ngay, giữ ẩm hàng ngày.

Khi thu hái thì để lại phần ngọn non, hái nhẹ tay, không làm xước thân cành. Sau mỗi lần thu hoạch thì tiến hành bón thúc bằng phân chuồng, cây có thể thu hoạch liên tục 3-4 năm sau đó mới phải trồng lại.

Trong quá trình trồng, Rau ngót thường bị bệnh dẫn đến xoăn lá hoặc do không tưới đủ nước, chăm sóc không tốt. Do đó, cần bón đủ phân, tưới đủ nước, phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ quy tắc an toàn để đảm bảo sức khỏe.

Lá và hoa của cây Rau ngót
Lá và hoa của cây Rau ngót

3 Rau bồ ngót có chất gì?

Rau ngót là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng protein ở mức cao, trong 100g rau ăn được có chứa:

Rau ngót có bao nhiêu canxi? Theo đó, trong 100g Rau ngót có chứa 234mg Canxi.

Ngoài ra, rau ngót còn chứa Vitamin A, phospho.

4 Tác dụng của cây Rau ngót

4.1 Tác dụng của rau ngót với đàn ông

Rau ngót giàu dưỡng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa. Lá rau ngót có chứa các hoạt chất có khả năng kích thích hormone Testosterone giúp tăng cường sinh lý nam giới.

4.2 Quả rau ngót có tác dụng gì?

Quá rau ngót ăn được không? Rau ngót thường được trồng để lấy lá làm rau ăn. Lá cây Rau ngót có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc, nấu canh thịt, nấu canh cá,...

Quả của cây Rau ngót
Quả của cây Rau ngót

4.3 Chống ung thư

Axit tetradecanoic (axit myristic), axit 9,12-octadecadienoic (Z, Z)- (axit linoleic), axit 9-octadecenoic (Z) (axit oleic), phytol, squalene và acetate là những hợp chất chính từ cây Rau ngót , chủ yếu cho thấy đặc tính ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu do Rahmat và cộng sự thực hiện cho thấy chiết xuất chồi Ethanol của cây Rau ngót cho thấy tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư vú.

5 Công dụng theo Y học cổ truyền

5.1 Tính vị, tác dụng

Lá rau ngót được biết đến với hương vị ngọt dịu và đặc tính mát, thường được sử dụng trong các món ăn giải nhiệt. Rễ cây rau ngót cũng mang vị ngọt nhưng hơi nhạt và có chút đắng, đồng thời cũng mang tính mát. Trong y học cổ truyền, rễ rau ngót có công dụng hỗ trợ thanh nhiệt, làm mát máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc cho cơ thể và giúp lợi tiểu hiệu quả.

5.2 Uống rau ngót sống có tác dụng gì?

Uống nước rau ngót sống giúp chữa đái dắt, dùng cho phụ nữ sau sinh bị sót rau.

Rau ngót được coi là một loại rau bổ mát. Nhân dân Ấn Độ thường coi Rau ngót là một loại rau đa dưỡng chất.

6 Một số cách trị bệnh từ cây Rau ngót

Dưới đây là một số bài thuốc kinh nghiệm từ cây Rau ngót được sử dụng ở nước ta:

6.1 Uống nước rau ngót sau hút thai hoặc sót rau sau sinh

Dùng khoảng 40g lá rau ngót tươi, rửa thật sạch rồi giã nát. Sau đó, thêm vào một lượng nước sôi để nguội, khuấy đều rồi lọc lấy khoảng 100ml nước cốt. Chia phần nước này làm hai lần uống, cách nhau khoảng 10 phút. Sau khoảng 15-30 phút, các phần rau còn sót lại trong tử cung sẽ được tống ra ngoài. Ngoài ra, có thể lấy lá rau ngót tươi giã nát rồi đắp vào gan bàn chân.

6.2 Chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Dùng khoảng 5-10g lá rau ngót tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Dùng bông hoặc vải gạc thấm nước này rồi nhẹ nhàng lau lên vùng lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ. Sau khoảng hai lần thực hiện, trẻ sẽ bú lại bình thường.

6.3 Uống nhiều nước ép rau ngót có tác dụng gì?

Lấy khoảng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, sau đó giã hoặc vò nhẹ rồi hòa vào nước đã đun sôi để nguội. Mỗi lần uống một bát nhỏ. Uống vài lần sẽ làm giảm rõ rệt tình trạng đái dắt ở trẻ nhỏ.

6.4 Giải độc khi bị rắn cắn

Dùng 30g lá rau ngót tươi kết hợp với 20g nõn cây dứa ăn quả và khoảng 7 đến 9 con rệp, tất cả đem giã nát rồi thêm nước lọc, gạn lấy phần nước để uống. Phần bã còn lại đắp trực tiếp lên vết thương do rắn cắn để hỗ trợ hút độc và giảm sưng.

6.5 Kinh nghiệm dân gian tại Ấn Độ

Người Ấn Độ dùng nước sắc từ rễ rau ngót để chữa sốt, bí tiểu, hoặc khi bị chèn ép bàng quang. Ngoài ra, phần lá và rễ rau ngót tươi cũng được giã nát để đắp ngoài da, hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm loét ở vùng mũi.

Các món ăn ngon chế biến từ cây Rau ngót
Các món ăn ngon chế biến từ cây Rau ngót

7 Những ai không nên ăn rau ngót?

Rau ngót là một loại rau ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên, một số đối tượng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn rau ngót, bao gồm:

  • Người bị sỏi thận.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người mới ốm dậy.

8 Tác hại của rau ngót

Trong một số nghiên cứu, việc ăn quá nhiều Rau ngót có thể gây ra cảm giác buồn ngủ, táo bón, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Hamidun Bunawan và cộng sự (Ngày đăng năm 2015). Sauropus androgynus (L.) Merr. Induced Bronchiolitis Obliterans: From Botanical Studies to Toxicology, PubMed. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  2. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Rau ngót, trang 102-104. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.
  3. Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Rau ngót, trang 52-53. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Rau ngót (Bồ ngót, Chùm ngọt - Sauropus androgynus)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789