Rau Khúc Nếp (Gnaphalium polycaulon Pers.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Asterales (Cúc)

Họ(familia)

Asteraceae (Cúc)

Chi(genus)

Gnaphalium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Gnaphalium polycaulon Pers.

Rau Khúc Nếp (Gnaphalium polycaulon Pers.)

Rau khúc nếp thuộc dạng cây thảo, cây sống hàng năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 20 đến 40cm, cây mọc đứng, phân nhánh, bề mặt có phủ một lớp lông mịn dày. Lá cây không có cuống. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Gnaphalium polycaulon Pers.

Tên gọi khác: Rau khúc nhiều thân.

Họ thực vật: Asteraceae (Cúc).

Hoa của cây Rau khúc nếp
Hoa của cây Rau khúc nếp

1.1 Cách nhận biết cây rau khúc nếp

Rau khúc nếp thuộc dạng cây thảo, cây sống hàng năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 20 đến 40cm, cây mọc đứng, phân nhánh, bề mặt có phủ một lớp lông mịn dày.

Lá cây không có cuống, phiến lá có dạng hình bầu dục thuôn dài, đầu là tù, gốc thắt lại, chiều dài mỗi là khoảng 2-4cm, chiều rộng từ 3-8mm, mép lá nguyên, có phủ một lớp lông trắng ở cả hai mặt.

Cụm hoa dạng đầu, hợp thành chùy ở ngọn, đường kính khoảng 3 đến 5mm, tổng bao có dạng hình trứng, lá bắc nhiều, khi khô có dạng màng, màu vàng nhạt, có lá bắc, lông rậm.

Các hoa trong cụm có màu nhạt, hoa cái ở mép có tràng dạng sợi, các hoa trung tâm có tràng dạng ống.

Quả thuộc dạng quả bế, hình bầu dục, chiều dài mỗi quả khoảng 4-5mm, có lông ngắn, mào lông có màu trắng, chiều dài bằng quả.

Dưới đây là hình ảnh cây rau khúc nếp:

Hình ảnh cây Rau khúc nếp
Hình ảnh cây Rau khúc nếp

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Mùa xuân hè.

Chế biến: Loại bỏ tạp chất và đem phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Rau khúc nếp được tìm thấy ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, các nước thuộc Châu Phi và Châu Đại Dương.

Tại nước ta, Rau khúc nếp mọc phổ biến ở khắp nơi như Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Lâm Đồng.

Rau khúc nếp thường mọc ở những ruộng lúa sau khi gặt hoặc những khu vực đất trồng hoa màu, ven đường nơi ẩm ướt.

Cây ra hoa và kết quả vào tháng 1 đến tháng 4.

2 Thành phần hóa học

Hoa của cây Rau khúc nếp
Hoa của cây Rau khúc nếp

Một glucoside 3-hydroxydihydrobenzofuran mới, gnaphaliol 9-O-β-D-glucopyranoside (2), được phân lập từ các bộ phận trên mặt đất của cây Rau khúc nếp cùng với 1-{(2R*,3S*-3-(β-D-glucopyranosyloxy)-2,3-dihydro-2-[1-(hydroxyl methyl)vinyl]-1-benzofuran-5-yl}-ethanone hoặc gnaphaliol 3-O-β-D-glucopyranoside (1), (Z)-3-hexenyl O-β-D-glucopyranoside (3) và Adenosine (4).

3 Tác dụng của cây Rau khúc nếp

3.1 Tác dụng dược lý

Hoa của cây Rau khúc nếp
Hoa của cây Rau khúc nếp

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn và chống viêm của dịch chiết nước của cây Rau khúc nếp và xác định các hợp chất liên quan. Các nhà khoa học đã tiến hành phân lập sinh học các hợp chất hoạt tính của cây Rau khúc nếp, lựa chọn các phân đoạn tùy thuộc vào hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và gây độc tế bào của các hoạt chất này. Tác dụng kháng khuẩn đã được nghiên cứu đối với Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae, tác dụng chống viêm được nghiên cứu bằng cách đo sự ức chế NF-κB trong nuôi cấy tế bào BEAS-2B và IMR-90. Kết quả cho thấy rằng, ba hợp chất đã được phân lập lần đầu tiên từ dịch chiết nước của cây Rau khúc nếp đều có tiềm năng kháng khuẩn và chống viêm, các tác dụng này cũng đã được nghiên cứu thử nghiệm và chứng minh.

3.2 Tính vị, tác dụng

Rau khúc nếp có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng trị ho, khư đàm, khư phong thấp, bình suyễn.

Toàn cây Rau khúc nếp
Toàn cây Rau khúc nếp

3.3 Công dụng

Rau khúc nếp thường được dùng để làm bánh khúc.

Nhân dân Trung Quốc thường dùng Rau khúc nếp để làm thuốc trị ho, phong thấp, suyễn có đờm, phụ nữ bạch đới, trị nhiệt lỵ, đinh độc sơ khởi, sưng họng, trẻ em đầy bụng.

Liều dùng thông thường là 10 đến 30g, nếu dùng ngoài thì không kể liều lượng.

Cây Rau khúc nếp
Cây Rau khúc nếp

4 Hạt giống rau khúc tẻ mua ở đâu?

Hạt giống rau khúc tẻ hiện được bán ở các vườn hạt giống hoặc các sàn thương mại điện tử với giá thành tương đối phù hợp, cây cho năng suất cao, được dùng để làm nguyên liệu làm bánh khúc.

5 Phân biệt rau khúc nếp và rau khúc tẻ

Phân biệt rau khúc nếp và rau khúc tẻ
Phân biệt rau khúc nếp và rau khúc tẻ

Có 2 loại rau khúc và rau khúc tẻ và rau khúc tẻ, cả 2 loại rau này đều có thể dùng để làm bánh khúc. Tuy nhiên, cây rau khúc tẻ thường cao hơn cây rau khúc nếp, hoa mọc thành hình đầu, có màu vàng.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Rau Khúc, trang 776. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Rau khúc nếp, trang 515. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Poolsak Sahakitpichan và cộng sự (Ngày đăng năm 2011). 3-Hydroxydihydrobenzofuran glucosides from Gnaphalium polycaulon, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2025.
  4. Tác giả L Apaza Ticona và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2022). Isolation and characterisation of antibacterial and anti-inflammatory compounds from Gnaphalium polycaulon, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Rau Khúc Nếp (Gnaphalium polycaulon Pers.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595