Rau Diếp Dại (Rau Diếp Trời, Rau Bao - Sonchus arvensis L.)

1 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Asterales (Cúc)

Họ(familia)

Asteraceae (Cúc)

Chi(genus)

Sonchus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Sonchus arvensis L.

Rau Diếp Dại (Rau Diếp Trời, Rau Bao - Sonchus arvensis L.)

Rau diếp dại thuộc dạng cây thảo, sống 2 năm. Thân cây mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng 1 mét. Lá mọc thuôn, mũi lá nhọn, mép lá có khía răng, phần gốc có tai ôm lấy thân cây. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Sonchus arvensis L.

Tên gọi khác: Rau diếp trời, Rau bao.

Họ thực vật: Asteraceae (Cúc).

Rau diếp dại
Rau diếp dại

1.1 Đặc điểm thực vật

Rau diếp dại thuộc dạng cây thảo, sống 2 năm.

Thân cây mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng 1 mét.

Lá mọc thuôn, mũi lá nhọn, mép lá có khía răng, phần gốc có tai ôm lấy thân cây.

Đầu hoa hình cái chuông, hoa mọc thành ngù hình tán. Bao hoa chung của đầu hoa gồm nhiều lá bắc hình dải nhọn, có lông rắn, đài hoa biến thành mào lông, có màu trắng.

Quả thuộc dạng quả bế, 2 đầu quả thuôn, mỗi quả có 5 cạnh.

Dưới đây là hình ảnh cây Rau diếp dại (Rau diếp trời):

Rau diếp dại còn gọi là Rau diếp trời
Rau diếp dại còn gọi là Rau diếp trời

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Rễ cây sau khi thu hái về thì đem rửa sạch, thái thành từng phiến, đêm phơi khô, còn cành và lá cây thì thường dùng tươi.

Người dân đồng bào Dao thường trồng rau diếp dại trên các nương rẫy hoặc trong vườn nhà. Trong quá trình trồng trọt đã chọn được giống rau có lá nguyên, kích thước cũng lớn hơn những lá mọc hoang dại. Người dân thường gieo hạt vào mùa xuân và đầu thu. Để hái về làm thuốc thì người ta thường thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 7 trước khi cây ra hoa, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô. Nhân dân một số nơi còn dùng Rau diếp dại để nấu thành cao đặc hoặc dùng để dán ngoài da.

1.3 Đặc điểm phân bố

Rau diếp dại phân bố ở nhiều quốc gia thuộc châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Tại nước ta, cây được tìm thấy ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Thành phần hóa học

Rau diếp dại có chứa chất đắng.

3 Tác dụng của cây Rau diếp dại

3.1 Tác dụng dược lý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại cây này hữu ích trong điều trị các rối loạn sỏi thận, và các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chiết xuất Rau diếp dại có thể làm giảm tình trạng viêm do lắng đọng tinh thể monosodium urate trong mô hoạt dịch. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khám phá chiết xuất của Rau diếp dại, thông qua quá trình phân đoạn, để tối ưu hóa hàm lượng cụ thể của Rau diếp dại có khả năng chống viêm trong viêm khớp do bệnh gút. Kết quả cho thấy rằng, chiết xuất nước của cây rau diếp dại có tác dụng chống bệnh gút ở chuột bị viêm khớp gút do monosodium urate bằng cách làm giảm phản ứng viêm ở khớp hoạt dịch.

Rau diếp dại có tác dụng gì?
Rau diếp dại có tác dụng gì?

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Rau diếp dại có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu viêm chỉ thống.

3.2.2 Rau diếp dại có ăn được không?

Rau diếp dại thường được dùng để làm rau ăn có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt. Toàn cây đem sắc cho phụ nữ đang cho con bú uống có tác dụng thông sữa. Ngoài ra, Rau diếp dại còn được dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu, lỵ, viêm họng.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng toàn cây trong trường hợp bị viêm miệng, lở mũi, phong hỏa đau răng, viêm tuyến sữa, sưng nhọt độc.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng rễ để chữa vàng da, toàn cây dùng để làm thuốc mát, lợi tiểu, dịu, làm ra mồ hôi, kháng sinh, giúp long đờm trong trường hợp ho do lao phổi, hen suyễn, viêm khí quản, ho gà.

4 Cây rau diếp dại trị bệnh gì?

4.1 Trị lỵ cấp tính

80g rau diếp dại tươi hoặc dùng 40g rau khô đem sắc lấy nước uống.

4.2 Trĩ nội, lòi dom

Dùng rau diếp dại đem nấu lấy nước rồi dùng nước này để ngâm và rửa.

4.3 Tắc ruột, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng

Dùng 100g rau diếp dại đem nấu nước uống.

4.4 Viêm họng

Dùng cây tươi nhai, ngậm sau đó nuốt lấy nước.

Rau diếp dại trị bệnh gì?
Rau diếp dại trị bệnh gì?

5 Cách nấu rau diếp lá dại

Rau diếp dại có thể nấu thành nhiều món ăn ngon mà cách chế biến cũng vô cùng đơn giản. Rau diếp dại có thể đem rửa sạch, ngâm với muối rồi ăn sống hoặc thái nhỏ nấu với trứng cũng được một món canh ngon.

6 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Rau diếp dại, trang 504. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2024.

Tác giả Nita Parisa và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2021). Evaluation of the anti-gout effect of Sonchus Arvensis on monosodium urate crystal-induced gout arthritis via anti-inflammatory action - an in vivo study, NCBI. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Rau Diếp Dại (Rau Diếp Trời, Rau Bao - Sonchus arvensis L.)

Siêu trĩ 7 Plus
Siêu trĩ 7 Plus
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595