Rau càng cua (Peperomia pellucida)
0 sản phẩm
Dược sĩ Lệ Mỹ Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Ở Việt Nam, rau càng cua mọc dại khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Loại cây này có đặc điểm như thế nào? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Rau càng cua
1 Giới thiệu về cây Rau càng cua
1.1 Tên khoa học của cây Rau càng cua
Cây Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Rau càng cua còn có các tên gọi khác như Rau tiêu, Đơn buốt, Cúc áo, Tiểu quỷ châm.
1.2 Mô tả thực vật
Bộ phận | Mô tả |
Toàn thân | Càng cua thuộc cây thân thảo, có độ cao dao động vào khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây có kích thước nhỏ và nhẵn bóng, sờ vào sẽ có cảm giác hơi nhớt. |
Lá | Lá cây thường có màu xanh mướt, mọc so le nhau. Phiến lá có dạng màng, có cuống. Lá thường có hình trái tim hoặc hình trái xoan. Lá dài, kích thước khoảng 15 – 20mm, lá có chiều rộng gần bằng đài. |
Hoa | Hoa càng cua phát triển thành từng đám dày ở đỉnh cây và kết hợp thành bông dạng chuông, có mặt uống tập trung ở đỉnh. Chiều dài của hoa khoảng gấp đôi đến ba lần so với lá. |
Quả | Quả mọng mang hình cầu và đỉnh có mũi nhọn ngắn. |
2 Phân bố, thu hái và chế biến
2.1 Phân bố
Rau càng cua có xuất xứ từ Nam Mỹ, và sau đó được trồng rộng rãi ở các khu vực các nước khác.
Ở Việt Nam, rau càng cua mọc dại khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt.
2.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận thu hái là toàn cây trừ rễ. Cây càng cua có thể được thu hái bất cứ thời điểm nào trong năm.
3 Thành phần hóa học của cây Rau càng cua
Thành phần hóa học chính được báo cáo của P. pellucida bao gồm các ancaloid, Flavonoid, sterol, tannin, đường khử, Saponin, triterpenoid, carbohydrate, phenol, azulene, Carotenoid, depside và quinone.
4 Công dụng của cây Rau càng cua
Theo y học cổ truyền Rau càng cua có vị đắng, tính bình, có công dụng chỉ thống, hoạt huyết dưỡng não, thanh nhiệt, tiêm viêm, giải độc.
Theo y học hiện đại loại cây này có một số công dụng sau:
- Chống viêm, chống oxy hóa
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
- Chữa các vấn đề liên quan đến rối loạn máu
5 Tác dụng sinh học của Rau càng cua
Tác dụng kháng khuẩn: Thành phần tinh dầu từ lá, thân dược liệu có khả năng kháng khuẩn mạnh khi có sự tiếp xúc với các vi khuẩn như khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng S.aureus. Ở nồng độ 0,625 ppt, dịch chiết thực vật có khả năng ức chế 30% DPPH, gốc tự do.
Tác dụng điều trị đái tháo đường: Nghiên cứu đã đánh giá hoạt động chống đái tháo đường của chiết xuất ethyl acetate của toàn bộ cây P. pellucida ở chuột mắc bệnh tiểu đường do alloxan gây ra. Một tác dụng hạ đường huyết đáng kể đã được quan sát thấy ở những con chuột dùng chiết xuất. Axit 8,9-dimethoxy ellagic, được phân lập từ chiết xuất lá của P. pellucida, đã được đánh giá về hoạt tính trị đái tháo đường do tăng đường huyết ở chuột. Hợp chất này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm đường huyết 33,74% trong mô hình đường huyết bình thường ở liều 100 mg/kg.
Tác dụng chống ung thư: Hoạt tính chống ung thư của chiết xuất lá P. pellucida được xác định thông qua xét nghiệm Colorimetric MTT (tetrazolium) chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến vú ở người (MCF-7). Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng chiết xuất từ lá P. pellucida có hoạt tính chống ung thư với nồng độ ức chế tối đa một nửa (IC50) là 10,4±0,06 µg/ml.
6 Cách dùng Rau càng cua
Rau càng cua có thể được chế biến đa dạng dựa vào mục đích sử dụng của mỗi người. Chúng ta có thể sử dụng loại rau này với các cách chế biến như: ăn sống, nấu canh, ăn sống, nấu nước uống, giã đắp ngoài da.
7 Các bài thuốc chữa bệnh có chứa Rau càng cua
7.1 Bài thuốc chữa viêm họng
Sử dụng 50-100g Rau càng cua, rửa sạch với nước muối. Cắt nhỏ rồi giã hoặc sử dụng máy xay sinh tố, sau đó chắt lọc nước rồi lấy nước uống hàng ngày trong thời gian 3-5 ngày.
7.2 Bài thuốc chữa thiếu máu
Chế biến món Rau càng cua trộn với thịt bò xào, bằng cách sử dụng 100g thịt bò, xào chín tới sau đó trộn cùng với 100g rau càng cua đã được rửa sạch. Có thể ăn 3 lần/tuần.
7.3 Bài thuốc giúp lợi tiểu
Chuẩn bị 200g Rau càng cua, rửa sạch với nước muối. Cho vào nồi cùng 200ml nước, nấu sôi. Sau đó chắt lấy nước, để nguội và dùng dần trong ngày.
7.4 Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Chế biến món Rau càng cua ăn kèm với ếch chiên giòn. Ếch sau khi đã được sơ chế thì đem đi chiên vàng giòn. Sau đó ăn kèm cùng với 100g Rau càng cua. Có thể sử dụng 2-3 lần/tuần với món ăn này.
8 Tài liệu tham khảo
Tác giả Paulo Wender P. Gomes và cộng sự, Chemical Composition of Leaves, Stem, and Roots of Peperomia pellucida (L.) Kunth, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
Tác giả Raghavendra Hl và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2018, Ethnobotanical uses, phytochemistry and pharmacological activities of peperomia pellucida (l.) Kunth (piperaceae)-a review, Researchgate Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.