Rau bép (Rau Gắm, Rau Ranh - Gnetum gnemon)
0 sản phẩm
Dược sĩ Lệ Mỹ Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
1 Giới thiệu về cây Rau bép
Cây Rau bép có tên khoa học là Gnetum gnemon L. var. griffithii Markgr., thuộc họ Dây gấm Gnetaceae.
Cây Rau bép còn có các tên khác như: Rau lá bướm, cây Rau gắm, cây Rau ranh.
Rau bép rừng không chỉ là nguồn thực phẩm quý báu mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của các cán bộ, chiến sĩ trong chiến khu. Trong bài hát "Nổi lửa lên em" của Huy Du, có câu "Lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi", thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn đối với nguồn thực phẩm từ thiên nhiên, cùng với sự chăm sóc từ người lính, tạo nên tình thân thương và sự gắn bó giữa những người lính và mảnh đất chiến đấu.
2 Mô tả thực vật
Rau bép là loại cây thân nhỏ, có chiều cao khoảng 2-3m, là loại cây ưa bóng , thường phân bố ở những nơi có ít ánh sáng, mọc rải rác hay thành từng đám ở dưới tán rừng rậm.
Lá cây mọc đối, có hình thuôn, có chiều rộng khoảng 2-6cm, có mép thường song song; Lá của Rau bép khi còn non thường mỏng nhẹ, có màu xanh nhạt, mặt khác, khi chế biến rau để nấu canh lại có hương vị ngon ngọt đặc trưng.
Hoa: cụm hoa gồm những vòng xếp cạnh nhau, cụm hoa đực khi tàn có dạng mỏ nhọn
Quả có dạng hình cầu, kích cỡ 1,4 x 0,9cm,
Quả thường chỉ có 1 hạt, có mũi cứng ngắn ở đầu, có chứa lông nhung. Hạt rau khi rang lên thường có hương vị bùi như hạt đậu phộng, vì vậy mà tạo thêm hấp dẫn cho món ăn.
3 Phân bố, thu hái và chế biến
3.1 Phân bố
Cây thường phân bố ở các nước châu Á như bắc Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các vùng núi thấp như Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa.
3.2 Thu hái
Mỗi năm, sau khoảng 5-6 trận mưa đầu mùa là lúc cây rau Bép phát triển mạnh nhất và ngon nhất. Đúng vào thời điểm này, những đọt mầm mới bung nở, tươi mát. Người ở bản làng thường tranh thủ vào rừng hái lúc này, bởi đây cũng chính là thời điểm lá của Rau bép mang lại hương vị ngon nhất so với các thời điểm kahcs trong năm.
3.3 Chế biến
Cây có thể được chế biến thành các món ăn luộc, xào hoặc nấu canh.
4 Thành phần hóa học của cây Rau bép
Nghiên cứu về thành phần hóa học của lá và hạt rau bép đã cho thấy rằng loại cây này có chứa nhiều thành phần hoạt tính. Trong 100g hạt rau bép có chứa 30g nước, 11g protein, 1,7g lipid, 50g carbohydrate, và 1,7g tro. Lá rau bép cũng giàu protein, khoáng chất, và Vitamin A và C.
Một nghiên cứu gần đây còn phát hiện rằng lá rau bép chứa đến 16 loại axit amin (trong tổng số 20 axit amin quan trọng không thể thiếu cho cơ thể con người) tham gia vào việc xây dựng protein, hỗ trợ các chức năng như xúc tác, miễn dịch, và vận chuyển trong cơ thể hàng ngày.
Lá rau bép cũng giàu khoáng chất, với hàm lượng K, Fe, Cu, Zn, Mo, Mg, và Mn cao hơn nhiều so với các loại rau xanh phổ biến như xà lách và bông cải trắng.
Với hàm lượng đường là 0,93%, lá rau bép tạo ra vị ngọt khi nấu canh, cùng với hàm lượng đường khử là 0,88% giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ năng lượng nhanh chóng.
Ngoài ra nó còn chứa resveratrol (3,5,4-trihydroxy-trans-stilbene) - một chất phenol tự nhiên
5 Công dụng của cây Rau bép
Cây Rau bép có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho người mới ốm dậy, giải độc gan. Ngoài ra nó còn được nghiên cứu là loại dược liệu có tính kháng khuẩn và hoạt động chống oxy hóa.