Phòng Quỳ (Anemone chapaensis Gagnep)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phòng quỳ được biết đến là dược liệu sử dụng trong các bài thuốc trị phù thũng, sưng to. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại thảo dược này.
1 Phòng quỳ là gì ?
Phòng quỳ cũng được gọi là phóng uyển, lợi như. Vị thuốc này là thân rễ của cây Phòng quỳ thuộc họ hoa tán (Umbelliferae). Là của nó rất giống lá cây hướng dương. Hoa giống như hoa hành chỉ khác là có màu trắng. Chu kỳ ra hoa là 6 tháng ra hoa 1 lần.
2 Công dụng của Phòng quỳ
Bản kinh có viết: Phòng quỳ vị cay, tính hàn. Chủ trị chứng bệnh thoát vị, kết u ổ bụng, bụng dưới đau do nhiệt nóng, tiểu tiện có dịch nhầy màu trắng; cũng thích hợp dùng cho các bệnh: Tiêu chảy, kiết lỵ, bàng quang thấp nhiệt tích tụ dẫn đến tiểu tiện khó; còn có thể trị ho thở dốc, bệnh sốt rét, động kinh, hoảng sợ, trúng tà, tinh thần bấn loạn thất thường. Dùng trong thời gian dài, có thể tráng cốt bổ tủy, bổ ích nguyên khí, thân thể khỏe mạnh.
Đông y cho rằng, Phòng quỳ vị cay chủ về thông suốt, tính hàn có công dụng hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt lợi tiểu. Do đó, có tác dụng rất tốt đối với các chứng bệnh sa, kết u ổ bụng, bàng quang thấp nhiệt tích tụ dẫn đến tiểu tiện khó. Tiêu chảy là do thấp nhiệt gây nên, Phòng quỳ có đặc tính lợi tiểu, có thể tiết thủy hóa thấp, từ đó trị chứng tiêu chảy. Ngoài ra, Phòng quỳ còn có tác dụng thanh lọc gan, trấn tĩnh tinh thần, thích hợp dùng cho các dạng bệnh biến tinh thần do phong hỏa vượng gây nên như động kinh, hoảng sợ, trúng tà, thần trí bất thường. Chứng bệnh ho thở dốc, sốt rét mà Bản kinh nói đến đều là do tà nhiệt gây nên. Vì Phòng quỳ có công hiệu thanh nhiệt, do đó nó có tác dụng rất tốt trong việc trị các chứng bệnh liên quan này.
Điều đáng chú ý là, Phòng quỳ đã được sử dụng điều trị chứng động kính từ trước thời Đường, thu được hiệu quả trị liệu rất tốt. Có thể do Phòng quỳ có hình dáng và một số dược tính giống với lang độc, sau này mọi người hiểu nhầm nó là lang độc. Kết quả là trên phương diện lâm sàng chỉ sử dụng lang độc mà bỏ quên Phòng quỳ. Vì thế, Phòng quỳ dẫn dẫn bị lãng quên, những ghi chép về Phòng quỳ chủ trị bệnh động kinh cũng chỉ gặp trong các cuốn sách Đông y cổ trước thời Đường. Nhưng các nhà y học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu chỉnh lý, phát hiện Phòng quỳ là loại dược liệu có độc. Do đó, trong Bản kinh nói rằng dùng lâu có thể cường gân cốt bổ tủy, ích khí là không có cơ sở.
3 Một số bài thuốc từ Phòng quỳ
3.1 Trị phù thũng, sưng to
Phòng quỳ nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 0,1g với rượu ấm, uống 2 - 3 lần là có hiệu quả.
3.2 Trị các bệnh thoát vị ở trẻ nhỏ
Phòng quỳ, đại hoàng, mỗi loại 1,5g, thược dược, Phục Linh, mỗi loại 2,25g, Bán Hạ, Quế tâm, thục tiêu, mỗi loại 0,75g. Tất cả các vị thuốc trên nghiền thành bột, dùng Mật Ong nặn thành viên bằng hạt đậu nành, mỗi lần uống 1 viên, dần dần tăng lên 3. viên, mỗi ngày uống 5 lần.
3.3 Trị bệnh điên
Phòng quỳ nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chén nhỏ với rượu ấm. Dùng 2-3 lần là thấy hiệu quả.
4 Tài liệu tham khảo
Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Phòng quỳ, trang 60-62. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.