Phàn Thạch (Phèn Chua)
3 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phàn thạch được gọi với tên quen thuộc là phèn chua, được sử dụng trong điều trị các bệnh phụ khoa ở phụ nữ, lở loét,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại dược chất này.
1 Phàn thạch là gì ?
Phàn thạch hay còn gọi là phèn chua, niết thạch, vũ niết, là dạng tinh thể được luyện từ đá minh phàn (khoáng chất alunit). Đá minh phàn luyện khô gọi là ba thạch, khi ở thể trắng nhẹ gọi là liễu tự phân.
2 Đặc tính của Phàn thạch
Bản kinh có viết: Phàn thạch vị chua, tính hàn. Chủ trị hiện tượng lúc nóng, lúc lạnh do bị kiết lỵ, cũng có thể dùng trị chứng viêm âm đạo, ra khí hư bất thường ở phụ nữ và các bệnh viêm phụ khoa, như: Ngứa ngáy, lở loét ngoài âm đạo. Ngoài ra, còn có thể tăng cường sự chắc khỏe của xương, răng, giúp sáng mắt.
Phàn thạch có vị chua chát, tính hàn, quy về đại tràng kinh. Vị thuốc này có rất nhiều công dụng như thu liễm, trị dứt bệnh tả, kiết lỵ. Vì vậy, Bản kinh cho rằng: Người ta dùng nó chủ yếu để trị bệnh tả, kiết lỵ do hàn, nhiệt gây ra. Phương thuốc trị bệnh tả của đời sau cũng phần lớn dùng Phàn thạch làm dược liệu chính. Đến thời cận đại, người ta thường dùng Phàn thạch để trị bệnh lỵ mạn tính do vi khuẩn, bệnh tả lâu ngày, đều đạt được những hiệu quả trị liệu tốt. Tính thu liễm của Phàn thạch, ngoài trị dứt bệnh tả, còn có tác dụng cầm máu, thường dùng cho những hiện tượng xuất huyết như: Vết thương ngoài da chảy máu, đại tiểu tiện ra máu, ra máu âm đạo không trong kỳ kinh. Vì Phàn thạch có tác dụng hút ẩm tốt, có thể dùng để chữa bệnh hoàng đản do thấp nhiệt. Phàn thạch thường được dùng dưới dạng tinh luyện, tức là dạng phèn khô. Vì phèn khô không chỉ có tác dụng hút ẩm, trị ngứa, thanh nhiệt, giảm hiện tượng nổi mề đay, giải độc, sát trùng, mà còn thích hợp cho việc điều trị các chứng bệnh như: Mụn nhọt, lở loét, mẩn ngứa, mụn ghẻ trên da, miệng lưỡi lở loét, chảy mủ trong tai, viêm âm đạo và viêm ngoài âm đạo... Ngoài ra, Phàn thạch còn có thể tiêu trừ phong đờm, thích hợp dùng để trị các chứng bệnh như: Động kinh do phong đờm hay tinh thần không ổn định...
3 Công dụng của Phàn thạch
Theo Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, Phàn thạch có tác dụng khống chế nhiều loại vi khuẩn, kháng lại những vi khuẩn trong âm đạo rõ rệt. Ngoài ra, nó còn có khả năng thu liễm tốt, hiệu quả rõ rệt trong trị liệu các bệnh như: Ra mồ hôi, khí hư quá nhiều, viêm loét, vết thương ngoài da chảy máu... Y học lâm sàng hiện đại thường dùng Phàn thạch điều trị bệnh lở loét, bệnh trĩ, dùng dung dịch Phàn thạch hòa tan nhỏ vào tai để điều trị viêm tai giữa, lấy cục bông nhúng vào Phàn thạch hòa tan trị tắc mũi, chảy máu cam, đều đạt được kết quả khiến mọi người ngạc nhiên. Nhưng trong Phàn thạch có một lượng lớn các chất có tính kích thích, có thể dẫn đến khoang miệng, cổ họng nóng ran, nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược, thậm chí có thể gây tử vong, cho nên khi sử dụng phải tuyệt đối thận trọng.
4 Một số bài thuốc từ Phàn thạch
Trị bệnh mắt sưng đỏ
Dùng nước Cam Thảo pha với Phàn thạch đã tán bôi lên mắt, hoặc dùng bột Phàn thạch khô xoa nhiều lần lên 2 vị trí giữa 2 lông mày.
Trị bệnh lở loét, sưng tấy
Lấy lượng bạch phản (dùng sống), hoàng đan bằng nhau, nghiền thành - bột, để riêng. Trước khi dùng lấy một ít trộn đều, lấy kim chích cho máu ở chỗ sưng tấy, lở loét chảy ra, đợi máu chảy hết rồi bôi thuốc.
5 Tài liệu tham khảo
Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Phàn thạch, trang 23-24. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2023.