Ổi (Psidium guajava L.)

12 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Ổi (Psidium guajava L.)

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, bổ sung vitamin C, Ổi được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com)  xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Ổi.

1 Giới thiệu về cây Ổi

Ổi còn có tên gọi khác là Phan thạch lựu, mọc hoang và được trồng từ vùng thấp tới vùng cao, ở độ cao lên tới 1500m.

Tên khoa học của Ổi là Psidium guajava L., thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Hình ảnh cây Ổi
Hình ảnh cây Ổi

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ cao 3-6m, có khi lên tới 10m. Thân có vỏ nhẵn, mỏng, khi già bong ra từng mảng lớn. Cành non tiết diện vuông, có nhiều lông mềm, sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục, thuôn hoặc trái xoan, dài 9-11cm, rộng 3-6cm, mặt trên lục sẫm, gân nổi rõ ở mặt dưới, gốc tù hoặc gần tròn, đầu nhọn. 

Hoa mọc đơn độc hay thành chùm 2-3 cái ở nách lá, cuống có lông mịn; cánh hoa rời màu trắng; đài nhỏ có ống, 4-5 răng không đều; tràng 5 cánh dày, có lông mềm; nhị nhiều, xếp thành nhiều dãy, chỉ nhị rời, bao phấn có trung đới rộng; bầu hạ, dính vào ống đài, 5 ô. Quả mọng hình cầu hoặc hình trứng, đài tồn tại, khi chín màu xanh hơi vàng, chứa nhiều hạt hình bầu dục. Ra hoa quả gần như quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa thu đông.

Bộ phận của cây Ổi

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, quả, vỏ thân.

Búp non và lá thu hái quanh năm, phơi khô; quả thu hái khi xanh, cắt lát, phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, hiện có nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt. Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi.

2 Thành phần hóa học

2.1 Thành phần dinh dưỡng của Ổi

USDA cung cấp thông tin dinh dưỡng sau cho 1 cốc (165g) ổi:

  • Calo : 112
  • Chất béo : 1.6g
  • Natri : 3,3mg
  • Carbohydrate : 23,6g
  • Chất xơ : 8,9g
  • Đường : 14,7g
  • Chất đạm : 4,2g
  • Vitamin C : 376mg
  • Folate : 81mcg
  • Kali : 688mg

Quả Ổi có vitamin gì? Trong Ổi chứa hàm lượng lớn vitamin C, cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Ngoài ra cũng có nhiều Vitamin A.

2.2 Hóa thực vật

Nghiên cứu đã xác nhận sự hiện diện của Carotenoid, flavonoid, alkaloid, polyphenol, Saponin, tanin, glycoside và sterol. Các hợp chất phenolic chính được xác định bao gồm: axit chlorogenic, Rutin, axit vanillic, quercetin và axit p-hydroxyl benzoic, axit syringic, kaempferol, myricetin, isoquercetin, và apigenin. Trong phần flavonoid, reynoutrina, guajaverina và tanin cô đặc (catechin) cùng hai tanin thủy phân (axit ellagic và guavinoside B), một acetophenone (myrciaphenone B) đã được xác định, trong khi ở phần tannic, hai Flavonoid (quercetin và 2,6-dihydroxy-3-metyl-4-O-(6″-O-galloyl-β-D-glucopyranosyl)-benzophenone), một tanin ngưng tụ (catechin), tanin thủy phân được (guayinoside C), và một elagotonine đã được xác định. 7 flavonol-glycoside chính bao gồm: peltatoside quercetin-3-O-arabinoglucoside, hyperoside, quercetin-3-β-O-arabinoglucoside, isoquercetrin, quercetin-3-O-β-glucoside, guaijaverin và quercetin-3-O-α-L-arabinopyranoside. 

Các thành phần hóa học có trong tinh dầu Ổi bao gồm: α-pinene, β-pinene, β-myrcene, linalool, α-terpineol, δ-3-carene, Limonene, Eucalyptol, trans-caryophyllene, α-humulene, γ-muurolene, β-selinene, α-selinene, α-bisabolene, β-bisabolene, trans-nerolidol, epi-β-cubenol, epi-α-cadinol, hinesol, 14-hydroxy-9-epi-(e)-caryophyllene, β-bisabolol, α-bisabolol, iso-caryophyllene, veridiflorene, β-caryophyllene, farnesene, dl-limonene, δ-cadinene, α-copaene, β-copaene, aromadendene, elemol, scadinol, 1,8-cineole, trans-calamenene, junipene, α-gurjunene, cis-ocimene, β-ocimene, aromadendene, α-muurolene, δ-cadinol, β-eudesmol, γ-eudesmol, α-cedrene, Ɗ-Limoene, globulol, viridiflorol, cubenol, tau-muurolol, cis-lanceol, α-acorenol, epiglobulol, spathulenol, ledol và caryophyllene oxide.

Thành phần dinh dưỡng trong Ổi
Thành phần dinh dưỡng trong Ổi

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Hồng xiêm - Trái cây thơm ngọt cũng là vị thuốc tốt cho tiêu hóa

3 Tác dụng - Công dụng của Ổi

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Bảo vệ gan

Uống chiết xuất hàng ngày trong 21 ngày làm giảm CCl4 gây ra sự gia tăng nồng độ trong huyết thanh của các dấu ấn sinh học gan (ALT, AST, ALP và GGT). Việc sử dụng trước chiết xuất ở mức 250 và 500 mg/kg làm giảm nồng độ men gan tăng cao, cải thiện tình trạng nhiễm độc gan. Chiết xuất lá ổi giàu triterpenoid làm giảm nồng độ ALT và AST trong huyết thanh, cũng như ROS và MDA ở gan ở chuột đực C57BL/6 tiếp xúc với Acetaminophen.

3.1.2 Chống tiêu chảy

Việc sử dụng dịch chiết ổi cho thấy lượng bài tiết nước tiểu và các chất điện giải trong huyết thanh trở lại bình thường. Quá trình peroxid hóa lipid đã giảm, nhấn mạnh hoạt động chống tiêu chảy của chiết xuất. Ngoài ra, dịch chiế cũng làm giảm tổng số lần tiêu chảy, giảm trọng lượng phân và giảm tỷ lệ đại tiện trung bình của phân trong các nhóm điều trị. Chiết xuất lá Ổi với liều lượng từ 50 đến 400 mg/kg uống có tác dụng chống tiêu chảy đối với bệnh tiêu chảy do dầu thầu dầu gây ra ở chuột cống và chuột nhắt. 

3.1.3 Kháng khuẩn

Dịch chiết vỏ cây và metanol của Ổi có hoạt tính chống vi khuẩn, bao gồm S.aureus. Chiết xuất từ ​​lá làm giảm độc lực của P.aeruginosa, C.violaceum, S.aureusS.marcescens. Tinh dầu lá già ức chế vi khuẩn gây bệnh ở người và nấm gây bệnh thực vật, cụ thể là C.lunataF.chlamydosporum.

Chiết xuất Ổi thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với các loài vi khuẩn: Streptococci salaryius, Streptococcus mutans, Streptococcus mitis, Streptococcus sanguinis, và Streptococcus sobrinus. Ngoài ra, chiết xuất cũng ức chế sự phát triển của Klebsiella pneumoniaeMycobacterium smegmatis.

3.1.4 Chống ung thư

Hạt ổi có hoạt động chống ung thư đối với dòng tế bào MCF-7 theo cách phụ thuộc vào liều lượng. Dịch chiết Ổi giàu lycopene chống lại các tế bào HCT116 và HT29. Ngoài ra, cũng có thể là do sự hiện diện của các thành phần có hoạt tính sinh học; tetracosane, Vitamin E và g-sitosterol.

3.1.5 Các tác dụng khác

Chống tiểu đường: Vỏ trái cây sống và dịch chiết nước vỏ trái cây chưa chín thể hiện tác dụng hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra. Dịch chiết lá có tác dụng hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường, giảm lượng đường trong máu và tăng tốc độ Insulin trong huyết tương. 

Chống oxy hóa: Polysaccharide từ lá ổi thể hiện các hoạt động chống oxy hóa bằng cách tăng tổng hoạt tính chống oxy hóa và enzyme superoxide dismutase (SOD) và giảm hoạt động MDA ở chuột mắc bệnh tiểu đường do STZ. 

Chống viêm: Lycopene chiết xuất từ ​​ổi và lycopene tinh chế từ ổi chống phù nề bàn chân do carrageenan gây ra, cho thấy hoạt động ức chế đáng kể của Ổi về quá trình hình thành phù nề.

Cơ chế chống viêm 

Chống ho: Chiết xuất ổi có tác dụng ức chế ho theo cách phụ thuộc vào liều lượng. 

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Quả Dứa - Loại quả nhiệt đới với nhiều ích lợi cho sức khoẻ

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Uống nước ép Ổi nhiều có tốt không? Ổi có tính bình, vị ngọt, chát, có tác dụng chỉ tả, tiêu viêm, sáp trường, cầm máu. Vỏ và lá có vị chát, làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch và nhu động ruột, kháng khuẩn. Tuy nhiên, không nên lạm dung quá mức.

Trong đông y, Ổi được dùng trong trị viêm ruột, kiết lỵ, trẻ tiêu hóa kém, tiêu chảy, đau bụng đi ngoài, zona…Ngoài ra, Ổi cũng giúp giảm cân. Nên ăn ổi vào lúc nào để giảm cân? Bạn nên ăn một quả Ổi vào buổi sáng trước khi ăn, tuy nhiên nên chọn quả chín và tránh ăn nếu có vấn đề về dạ dày.

Lợi ích từ quả Ổi đối với sức khỏe
Lợi ích từ quả Ổi đối với sức khỏe

4 Các bài thuốc từ cây Ổi

4.1 Trị tiêu chảy

Bài 1: Lá Ổi vừa non vừa già 1 nắm khoảng 50g, sắc với 2 bát nước trên lửa nhỏ, để sôi 15-30 phút; có thể thêm đường, chia làm nhiều lần uống khi còn ấm.

Bài 2: Búp ổi 12g, vỏ thân ổi, Tô mộc mỗi vị 8g, Gừng 2g. Sắc uống.

Bài 3: Búp ổi 20g, lá khổ sâm 12g, gừng sống 8g. Băm nhỏ, sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 4: Lá ổi, vỏ Bưởi khô mỗi vị 20g, lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống.

Bài 5: Búp ổi 8g, củ sả 16g, củ Riềng thái lát 8g. Sao qua, sắc đặc uống.

Bài 6: Lá ổi, thần khúc, thảo quả, hoắc hương mỗi vị 8g, vỏ rụt 12g, can khương 6g. Tán bột, làm viên ngày uống 8-10g.

Bài 7: Vỏ rộp ổi, vỏ vối, đọt hồng xiêm mỗi vị 20g. Sao vàng hạ thổ, sắc đặc uống trong ngày hoặc tán bột, mỗi lần uống 15-20g.

4.2 Chữa thổ tả

Nguyên liệu: Vỏ rộp ổi sao đen, lá phèn đen mỗi vị 40g, Hoài Sơn sao đen, Liên Nhục sao đen mỗi vị 20g, Trạch Tả sao, trư linh, Bạch Truật sao vàng, Bạch Linh, hoắc hương mỗi vị 12g.

Cách làm: Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày 2 lần.

4.3 Chữa lỵ

Nguyên liệu: Vỏ rộp ổi, hạt Mã Đề, Hoa Hòe, rễ mơ lông mỗi vị 8g.

Cách làm: Sao vàng, sắc uống.

4.4 Chữa khí hư

Nguyên liệu: Vỏ rộp ổi, vỏ cây sắn thuyền, bạch mao căn mỗi vị 30g.

Cách làm: Sắc uống.

Bài thuốc chữa tiêu chảy từ Ổi
Bài thuốc chữa tiêu chảy từ Ổi

5 Lưu ý khi sử dụng Ổi

5.1 Tác hại của Ổi

Ổi chứa nhiều tanin gây ra vị chát, đối với những người có Đường tiêu hóa kém không nên ăn ổi, nhất là ổi xanh vì có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón.

5.2 Ai không nên ăn Ổi?

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mặc dù ổi hầu hết được coi là an toàn, nhưng điều tương tự không thể xảy ra đối với các chất bổ sung có chứa chiết xuất lá ổi. Vì những thứ này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận, nên các bà mẹ đang mang thai và đang cho con bú nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Những người có bệnh ngoài da: Các hóa chất trong quả và lá ổi có thể gây kích ứng da trong một số trường hợp. Điều này chủ yếu xảy ra ở những người đã mắc một số bệnh về da như chàm, vì vậy những người bị rối loạn về da nên cẩn thận hoặc tránh hoàn toàn việc ăn ổi vì nó có thể làm tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh nhân tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường: Vì lá ổi có khả năng làm giảm lượng đường trong máu nên chúng có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc trị tiểu đường được kê đơn. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nên cẩn thận khi dùng chiết xuất lá ổi, vì nó có thể khiến lượng đường trong máu của họ giảm xuống dưới mức bình thường.

6 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Eziuche Amadike Ugbogu và cộng sự (Đăng vào tháng 5 năm 2022). The ethnobotanical, phytochemistry and pharmacological activities of Psidium guajava L., Science Direct. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023. 

2. Tác giả Trần Hùng (Xuất bản năm 2021). Ổi trang 245, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023. 

3. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Ổi trang 400-401, Từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ổi (Psidium guajava L.)

Trà lá ổi Orihiro
Trà lá ổi Orihiro
Liên hệ
VpMader Whitening Anti-Acne Serum
VpMader Whitening Anti-Acne Serum
Liên hệ
Diosmec
Diosmec
Liên hệ
Trà búp ổi non Sunrise Beauty
Trà búp ổi non Sunrise Beauty
95.000₫
DT GSV
DT GSV
Liên hệ
Tắm Gội Thảo Dược Trẻ Em 4 In 1 Bebiss
Tắm Gội Thảo Dược Trẻ Em 4 In 1 Bebiss
170.000₫
Thanh Tâm Tán
Thanh Tâm Tán
450.000₫
Ích Dạ Nhi Lacteen Fort
Ích Dạ Nhi Lacteen Fort
100.000₫
Eunanokid Digest
Eunanokid Digest
Liên hệ
Esunvy Plus Sun Care Face Whitening Cream
Esunvy Plus Sun Care Face Whitening Cream
Liên hệ
Besco Extra
Besco Extra
Liên hệ
Tiểu Đường OB
Tiểu Đường OB
179.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633