Ốc Sên

2 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Ốc Sên

Ốc Sên là loài ốc phổ biến ở nước ta, tuy nhiên, không nhiều người biết ốc sên có thể được dùng để làm thuốc trị bệnh. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Ốc Sên.

1 Giới thiệu về Ốc Sên

Ốc sên có tên khoa học Achatina fulica, thuộc họ Ốc sên Achatinidae

1.1 Mô tả ốc sên

Ở nước ta con ốc sống trên cạn thường gọi là ốc sên. Thường có hai loại chính: Loại Cyclophorus (vỏ nâu tròn, to, có nắp) được thấy ở trên núi đá và loại Achatina fulica là loài ốc sên được nhắc đến trong bài, dùng làm thuốc, có vỏ to màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy. Loại này thường hay phá hoại cây cối, rau màu vào ban đêm. Ban ngày thường khó tìm thấy do nó lần kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất. Ngoài ra còn một số loại ốc sên nhỏ ít ai chú ý.

Hình ảnh ốc sên
Hình ảnh ốc sên

2 Phân bố, thu nhặt và chế biến 

Môi trường sống của ốc sên là hoang dại, ăn hại hoa màu rau cỏ, đặc biệt vào mùa mưa phát triển rất nhanh. Trước đây người ta cho rằng ốc sên ăn độc, chết người. Nhưng từ năm 1961 nhân dân một số vùng ở Hải Phòng và Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên bắt về nấu ăn chữa hen suyễn. 

Chưa thấy có mô hình nuôi ốc sên. Chỉ mới thấy có nơi thu mua, nếu chưa dùng hết sẽ đào hố cho ốc sên vào rồi đậy bằng lưới mắt cáo cho ốc sên khỏi bò đi, thỉnh thoảng cho lá cây vào làm thức ăn cho ốc sên. 

Mùa mưa là mùa ốc sên phát triển nên có thể thu mua nhiều

Ốc sên phát triển mạnh vào mùa mưa
Ốc sên phát triển mạnh vào mùa mưa

3 Thành phần hóa học 

Năm 1968, bệnh viện thần kinh có yêu cầu Viện kiểm nghiệm nghiên cứu thành phần nước ốc sên thủy phân kết quả cho thấy có 0,48% nitơ toàn phần, 0,112% nitơ amin với những axit amin như leuxin, alanin, valin, axit aspactic, axit glutamic, nor-leuxin. 

Theo những nghiên cứu cũ, người ta cho rằng sở dĩ có những trường hợp ngộ độc do ốc sên chính là do ốc sên ăn cỏ cây nấm độc. Còn bản thân ốc sên không có độc. Do đó nếu chỉ ăn phần thịt của ốc sên còn bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của ốc sên đi thì không có hiện tượng ngộ độc do ăn ốc sên. 

Trong loài ốc sên Helix pomatia hay loài He- lix aspersa hoặc Helix vermiculata thường phá hoại cây nho ở miền Nam nước Pháp (nhưng được nhân dân Pháp coi là một món ăn quý, có tác dụng chữa bệnh phổi), người ta thấy hoạt chất là một chất nhớt, hoặc có tác giả cho rằng đó là chất helixin với thành phần sunfua trong phân tử. 

4 Các nghiên cứu về ốc sên

Bức xạ cực tím gây ra lão hóa da bằng cách tăng ma trận metallicoproteinase-1 (MMP-1). MMP-1 làm suy giảm Collagen loại I và III bao gồm các mô liên kết ở da. Sử dụng chất nhầy của ốc sên là một phương thuốc tự nhiên có tác dụng bảo vệ nguyên bào sợi và collagen. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất nhầy từ ốc sên có thể cải thiện khả năng tồn tại của quá trình nuôi cấy nguyên bào sợi người được chiếu xạ bằng tia UVB có liên quan đến việc điều chỉnh giảm MMP-1, điều chỉnh tăng collagen I và collagen III, đồng thời giảm tỷ lệ collagen I/III. Từ đó, ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ da

Trong nghiên cứu thủy phân thịt ốc sên bằng nước vo gạo, cho thấy thịt ốc sên chứa năm chủng vi khuẩn acid lactics có thể đóng vai trò là lợn khuẩn tiền năng để sử dụng trong thức ăn bổ sung hay thức ăn chăn nuôi

Một nghiên cứu khác đã chứng minh tiềm năng của ốc sên như một nguồn protein và Sắt thay thế từ nguồn gốc động vật, tuy nhiên, thịt ốc cũng có tổng vi sinh vật hiếu khí lớn cũng như chứa mầm bệnh như coliforms và staphylococcus spp., cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của nông dân về thực hành vệ sinh và canh tác tốt cũng như người tiêu dùng về chế biến và bảo quản thức ăn từ thịt ốc.

5 Công dụng và liều dùng 

Một số vùng ở nước ta nhân dân ta dùng ốc sên nấu ăn chữa hen suyễn, Đau Bụng Kinh niên, thấp khớp.

Cách làm như sau:

  •  Ốc sên bắt về đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi ốc, còn bỏ hết ruột, mở đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt.
  • Nấu ăn như nấu ốc. Ăn liền trong 7-10 ngày cũng có khi ăn hàng tháng. 

Năm 1968, bệnh viện thần kinh Hà Nội theo kinh nghiệm của nước ngoài dùng loài ốc sên Helix pomatia chế thành xirô, bột ốc sên, kẹo gồm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể với công thức như sau: 

Thịt ốc sên2 kg
Natri bicabonat25 g
Axit benzoic5 g
Đậu nành hay hoài sơn1,2 kg
Đường kính1,5 kg
Mentol0,06 g

Cách làm:

  • Ốc sên bắt về đập bỏ vỏ, lấy phần lưỡi bỏ hết ruổi, mở đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quán rồi dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt như nhân dân ta vẫn làm.
  • Sau đó cho thịt ốc sên và natri bicabonat hấp cho nhừ, thái và giã nhỏ.
  • Cho thêm axit benzoic vào để bảo quản và thêm đường vào nấu cho kỹ.
  • Đậu nành hay Hoài Sơn rang giòn rồi tán thành bột, rây mịn trộn với thịt ốc sên đã nấu.
  • Dùng dầu parafin để viên cho đỡ dính, mỗi viên 4g.
  • Sấy ở nhiệt độ 50-60C tới khô.
  • Bỏ vào lọ chống ẩm. Đặt tên là viên BOS (bố ỐC sên).

Dùng với liều 4 viên một ngày, uống trước lúc ăn cơm.

Viên thuốc làm thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não. Mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày (Trần Kim Hiếu và Trần Đình Xiêm - bệnh viện tinh thần Hà Nội) đã theo dõi trên nhiều bệnh nhân, bệnh nhân lên cân rất nhanh. 

Một số công dụng của ốc sên
Một số công dụng của ốc sên

6 Tài liệu tham khảo

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ốc Sên

Kem Ngừa Mụn 3 Tác Dụng One Today
Kem Ngừa Mụn 3 Tác Dụng One Today
Liên hệ
Pi.Gene Prestige Snail Cream
Pi.Gene Prestige Snail Cream
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633