Nụ Hoa Tam Thất
1 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
1 Nụ hoa tam thất trồng ở đâu?
Tam Thất từ lâu đã được biết đến là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tam thất có nguồn gốc ở phía Nam Trung Quốc, được trồng từ lâu nhưng hiện nay không tìm thấy mọc tự nhiên.
Tại nước ta, Tam thất được nhập trồng từ Trung Quốc vào những năm 1970 đến 1984. Các tỉnh trồng Tam thất chủ yếu là Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sìn Hồ (Lai Châu), Quản Bạ (Hà Giang).
Tam thất là loài ưa ẩm, có khả năng sống ở vùng núi cao trên 1500 mét và nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C.
2 Thành phần hóa học
Nụ tam thất rất giàu protopanaxadiol ginsenosides.
Một phương pháp sắc ký lỏng hiệu suất cao-tia cực tím (HPLC-UV) nhạy và hiệu quả đã được phát triển lần đầu tiên để định lượng đồng thời tám Saponin hoạt tính trong nụ hoa của P. notoginseng, bao gồm notoginsenoside R (1) và ginsenosides Rg (1), Re, Rb (1), Rb (2), Rb (3), Rd và F (2). Phân tích được thực hiện trên cột pha đảo ngược C (18) với Dung dịch rửa giải gradient acetonitril và axit formic 0,01% trong nước.
3 Nụ hoa tam thất có tác dụng gì?
Mặc dù toàn bộ cây Tam thất đều được sử dụng với mục đích làm thuốc, các bộ phận thường dùng bao gồm rễ, thân, lá và hoa, tuy nhiên, hoa của cây Tam thất hiếm khi được sử dụng, chủ yếu được dùng để pha trà. Do đó, khi trồng Tam thất, người ta chỉ tập trung thu thập phần rễ dưới mặt đất, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên một cách đáng kể.
Nụ hoa tam thất chứa hàm lượng saponin cao đáng kể cũng như nhiều thành phần hóa học quan trọng như Flavonoid và polysaccharides, có nhiều tác dụng dược lý. Ngoài ra, do nụ hoa tam thất thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với rễ cây tam thất nên ngày càng có nhiều ngành công nghiệp phát triển nụ hoa tam thất như một thành phần thuốc hoạt tính.
Nụ hoa tam thất có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp có liên quan chặt chẽ đến phản ứng viêm, viêm miệng do hóa trị, viêm họng và các bệnh viêm khác. Bên cạnh đó, nụ hoa tam thất chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm triterpenoid, polysaccharides, flavonoid và axit amin, trong đó triterpenoid đại diện quan trọng.
Triterpenoid thể hiện nhiều hoạt động sinh học và các loại saponin triterpenoid khác nhau có các đặc tính dược lý khác nhau, bao gồm hạ đường huyết, chống oxy hóa, cải thiện khả năng học tập và trí nhớ, bảo vệ thần kinh, tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm.
Xem thêm: Củ Tam Thất (Radix Panasis notoginseng) có tác dụng gì đối với sức khỏe?
3.1 Chống viêm
Thành phần saponin có trong nụ hoa tam thất đã được chứng minh có tác dụng ức chế tình trạng viêm trên da, nụ hoa tam thất khi sử dụng ở nồng độ 200 μg/mL đã điều hòa giảm sản xuất các yếu tố gây viêm IL-1β và TNF-α gần bằng với nhóm đối chứng trong mô hình viêm do UVB gây ra. Nụ hoa tam thất cũng làm tăng biểu hiện của peptide kháng khuẩn LL-37, điều hòa giảm mức độ biểu hiện của các yếu tố gây viêm bằng cách điều hòa tăng mức độ biểu hiện của LL-37.
3.2 Nhồi máu cơ tim
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2019 đã cho thấy rằng, nụ hoa tam thất có thể làm giảm các triệu chứng của chuột bị nhồi máu cơ tim. Cơ chế của nó có thể là thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu nhỏ nhất ở vùng nhồi máu thông qua kích thích HIF-1, VEGFA và KDR và ức chế quá trình apoptosis của tế bào cơ tim thông qua việc điều hòa giảm Bax/Bcl-2.
Xem thêm: Tác dụng và cách dùng cây Tam Thất Bắc (Panax notoginseng)
3.3 Hỗ trợ bảo vệ thần kinh
Ginsenoside Rb1 là một thành phần hóa học quan trọng của cây Tam thất. Hoạt chất này đã được chứng minh có khả năng bảo vệ thần kinh do ức chế stress oxy hóa, apoptosis, viêm thần kinh và tự thực ở hệ thần kinh trung ương và có thể là một ứng cử viên đầy hứa hẹn cho liệu pháp lâm sàng trong tương lai.
4 Tác hại của nụ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất đã được chứng minh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, những người huyết áp thấp không nên sử dụng vì có nguy cơ gây tụt huyết áp. Các đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.
5 Cách pha trà nụ hoa tam thất
Nguyên liệu: Nụ hoa tam thất, nước sôi, bình trà.
Cách tiến hành: Sử dụng từ 10-15 nụ hoa tam thất, cho vào bình trà, sau đó, đổ nước sôi vào để tráng trà, đổ bỏ nước tráng. Thêm nước sôi vừa đủ, ủ trà trong khoảng 15-20 phút là có thể thưởng thức.
Nên uống nụ hoa tam thất vào lúc nào? Trà nụ hoa tam thất nên uống vào buổi sáng, trước khi ăn hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ.
6 Giá nụ hoa tam thất là bao nhiêu?
Giá nụ hoa tam thất bao tử (nụ hoa xuất hiện khoảng 15-20 ngày sau khi cây ra nụ) có giá khoảng 600.000 đến 800.000 đồng cho 500 gram.
7 Tài liệu tham khảo
Tác giả Xin Zhou và cộng sự (Ngày đăng năm 2019). Primary Mechanism Study of Panax notoginseng Flower (Herb) on Myocardial Infarction in Rats, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
Tác giả Junchen Liu và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2023). Anti-Inflammatory Activity of Panax notoginseng Flower Saponins Quantified Using LC/MS/MS, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
Tác giả Xianfu Gao và cộng sự (Ngày đăng năm 2008). Simultaneous determination of saponins in flower buds of Panax notoginseng using high performance liquid chromatography, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.