Nọc Ong

2 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Nọc Ong

1 Nọc ong là gì?

Nọc ong là vị thuốc được sử dụng nhiều ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Âu nhằm mục đích chữa bệnh.

Nọc ong là sản phẩm của ong, lấy từ tuyến đặc biệt trong cơ thể. Trước đây, muốn lấy được nọc ong thì phải để cho ong đốt hoặc uống con con. Ngày nay, người ta sử dụng nọc ong để làm thành thuốc dưới nhiều dạng bào chế khác nhau bao gồm dầu bôi chứa nọc ong, nhũ dịch, thuốc tiêm dưới da.

Muốn thu hoạch nọc ong với số lượng nhiều, người ta tiến hành kích thích con ong bằng cách giết chết 1 con sau đó đặt nó lên một màng mỏng có dòng diện, những con ong khác khi đậu vào sẽ có phản xạ 'đốt' màng mỏng, lúc này, nọc sẽ được thu hoạch.

Hình ảnh nọc ong
Hình ảnh nọc ong

2 Tính chất của nọn ong

Nọc ong có bản chất là chất lỏng rất sánh, không có mùi. Nọc ong có mùi gần giống như mùi của mật ong, vó vị bỏng đắng.

Tỷ trọng của nọc ong là 1,131. Nọc ong có phản ứng acid, độ pH trong nước là 4,5 đến 5,5. Khi ở trong không khí, nọc ong nhanh khô, lượng cao khô chiếm khoảng 41%.

Khi ở dạng cao khô, nọc ong giữ được nguyên các tính chất căn bản của mình trong một khoảng thời gian tương đối dài. Khi ở trong Dung dịch nước pha loãng thì nọc ong sẽ bị phá hủy dần.

3 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong nọc ong tương đối phức tạp. Hiện nay, mới phát hiện được một số chất bao gồm:

  • Albumin.
  • Mỡ.
  • Các acid amin.
  • Acid nucleic.
  • Chất vô cơ.
  • Chất béo.
  • Tinh dầu.
  • Các chất vô cơ, Magie, đồng.
  • Men hialuronidaza và photpholipaza A.

Các nhà nghiên cứu tại Đức đã tách được phần Albumin có tác dụng tên là melitin, có trọng lượng phân tử khoảng 35.000, chất này bền vững trong môi trường nhiệt độ thấp cũng như nhiệt độ cao, không bị môi trường acid phá hủy nhưng không bền vững trong môi trường kiềm.

Trong số các acid hữu cơ thì có khoảng 1% là histamin.

4 Tác dụng dược lý

Ong đốt
Ong đốt

Tác dụng dược lý của nọc ong có liên quan nhiều đến tác dụng của melitin bao gồm:

  • Tác dụng làm tan hồng cầu.
  • Tác dụng hạ huyết áp phong bế một đoạn thần kinh trung ương và ngoại vi.
  • Tác dụng lên thành mạch máu.
  • Tác dụng gây viêm tại chỗ.

Nhiệt độ cao chỉ phá hủy các men chứ không phá hủy được melitin. Hoạt chất này bền với nhiệt và cả môi trường acid mạnh nhưng lại dễ bị phá hủy trong môi trường kiềm.

Các nhân tố oxy hóa có thể làm giảm tác dụng của nọc ong.

5 Nọc ong có tác dụng gì?

Tùy thuộc vào liều lượng, nơi bị đốt hoặc cơ địa của mỗi người mà các phản ứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ me là các đối tượng nhạy cảm hơn so với nam giới.

Với những người mới bị đốt hoặc bị đốt 1-2 lần thì có thể xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ. Tuy nhiên, đối với những người đã bị đốt nhiều lần đặc biệt là những người nuôi ong thì cơ thể sẽ có sức đề kháng cao hơn, hạn chế được tình trạng viêm.

Khi bị ong đốt, phản ứng thường là đỏ, sưng, đau, những cảm giác này thường xuất hiện một cách đột ngột như khi bị bỏng. Cơ thể có thể xuất hiện phản ứng sốt, nhiệt độ tăng cao hơn bình thường từ 2 đến 5 độ C. Khi ở liều cao (bị 50-200 con ong đốt 1 lúc) có thể nằm liệt giường, lúc này người bị sẽ có cảm giác chóng mặt, ra mồ hôi, nôn mửa, buồn nôn, bất tỉnh, hạ huyết áp, phản ứng nặng có thể tan hồng cầu.

Ít khi gặp người bị chết do ong đốt, vì liều chết là khi bị 1000 con ong đốt cùng 1 lúc, bệnh nhân chết do liệt trung tâm hô hấp.

Khi sử dụng liều vừa đủ, nọc ong có tác dụng chữa bệnh, liều độc so với liều điều trị thường gấp hàng chục lần, liều chết gấp 100 lần so với liều điều trị.

Khi vào cơ thể, nọc ong làm giãn động mạch và các mao quản, làm tăng sự xâm nhập của máu vào các cơ quản bị tổn thương. Nọc ong làm tăng số lượng bạch cầu, hemoglobin ở hệ thống tuần hoàn, làm giảm huyết áp, giảm cholesteron máu.

Nọc ong có tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngủ tốt.

6 Nọc ong chữa bệnh gì?

Nọc ong được sử dụng để điều trị trong trường hợp có nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm các bệnh nặng và kéo dài như sưng khớp do thấp, bệnh thấp của cơ, sưng khớp truyền nhiễm không đặc hiệu, nhức đầu, viêm khí quản, huyết áp cao ở giai đoạn 1 và 2.

Tuy nhiên, không sử dụng nọc ong ở những bệnh nhân bị lao, bệnh gan, bệnh thận kèm đái máu, bệnh tuyến thượng thận, suy nhược toàn thân, bệnh về máu do làm tăng nguy cơ chảy máu.

Không sử dụng nọc ong cho phụ nữ có thai.

Có một số người sử dụng nọc ong để tiêm, phối hợp cùng với phương pháp châm cứu, thường tiêm vào huyệt.

7 Một số câu hỏi thường gặp

7.1 Tác dụng của nọc ong trong làm đẹp

Thành phần melitin trong nọc ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm do đó, thường được thêm vào các sản phẩm làm đẹp giúp làm đẹp da, ngăn ngừa thâm mụn.

7.2 Mẹo dân gian chữa ong đốt

Khi bị ong đốt thì tiến hành chườm lạnh cho người bệnh giúp giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân.

7.3 Bị ong đốt bôi gì cho hết sưng

Khi bị ong đốt cho thể dùng kem đánh răng, dầu Oải Hương, Mật Ong để làm dịu vết thương do bị ong đốt.

7.4 Lá cây chữa ong đốt

Lá cây chữa ong đốt
Lá cây chữa ong đốt

Dân gian thường lưu truyền sử dụng lá Tía Tô, lá chuối để chữa ông đốt bằng cách nghiền nát hoặc nhai để lấy nước bôi.

8 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi (Xuất bản năm 2004). Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Nọc ong, trang 957-959. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Nọc Ong

VpMader Whitening Anti-Acne Serum
VpMader Whitening Anti-Acne Serum
Liên hệ
Kem trị nám Dongsung Hàn Quốc
Kem trị nám Dongsung Hàn Quốc
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633