Nhụy Thập Malacca (Staurogyne malaccensis C. B. Clarke)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Acanthaceae (Ô rô) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Staurogyne malaccensis C. B. Clarke |
Nhụy thập Malacca thuộc dạng cây thảo, thân cây có thể cao đến 30cm, bề mặt có phủ lông. Phiến lá có hình bầu dục, chiều dài khoảng từ 4 đến 12cm, chiều rộng từ 1 đến 3,5cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Staurogyne malaccensis C. B. Clarke
Tên gọi khác: Nhụy thập.
Họ thực vật: Acanthaceae (Ô rô).
1.1 Đặc điểm thực vật
Nhụy thập Malacca thuộc dạng cây thảo, thân cây có thể cao đến 30cm, bề mặt có phủ lông.
Phiến lá có hình bầu dục, chiều dài khoảng từ 4 đến 12cm, chiều rộng từ 1 đến 3,5cm, đầu lá tù, gốc hẹp dần trên cuống. Mặt trên của lá có màu lục, mặt dưới của lá có màu trăng trắng. Mỗi lá gồm có 3-6 đôi gân bên, cuống dài 1-2cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn, dày, có lá bắc hẹp và lá bắc con có lông dài, lá đài 5 có kích thước không bằng nhau, tràng hoa có màu hồng, chiều dài khoảng 1cm, nhị 4 sinh sản và 1 lép.
Quả nang, có lông tiết.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá.
2 Đặc điểm phân bố
Nhụy thập Malacca được tìm thấy ở Ấn Độ, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở phía Nam bao gồm các tỉnh như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.
3 Công dụng theo Y học cổ truyền
Nhân dân Malaysia sử dụng lá của cây này để nhai với trầu khi bị lở miệng. Người ta cũng cho biết Nhụy thập Malacca có tác dụng lợi tiểu.
Ngoài ra, Nhụy thập Malacca còn được dùng trong trường hợp đau bụng ỉa chảy bằng cách phối hợp với rễ Trầu Không, sau đó đem sắc lấy nước uống.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Nhụy thập Malacca, trang 36. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2024.