Nhũ Hương (Pistacia lentiscus L.)
107 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Sapindales (Bồ hòn) |
Họ(familia) | Anacardiaceae (Đào lộn hột) |
Chi(genus) | Pistacia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Pistacia lentiscus L. |
Nhũ hương là tên gọi của dược liệu lấy từ nhựa dầu của cây nhũ hương - Pistacia lentiscus L.. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Nhũ hương.
1 Nhũ hương là gì?
Nhũ hương là dược liệu từ nhựa dầu (gôm nhựa) của cây nhũ hương hay dương nhũ hương, cây nhũ hương tiếng anh hay tên khoa học là Pistacia lentiscus L., thuộc họ đào lộn hột - Anacardiaceae.
1.1 Mô tả cây nhũ hương
Cây nhũ hương là cây nhỏ, cao 3 – 5m.
Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 - 15 lá chét mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn, đầu tù, mép khía răng không đều
Cụm hoa nhũ hương mọc ở ngọn thân, cành ngắn hơn lên, mọc thành từng chùm gồm nhiều hoa nhỏ đơn tính, hoa đực màu vàng lục; hoa cái màu lục nhạt.
Quả hạch, khi chín màu da cam
Toàn cây nhũ hương có nhựa.
2 Phân bố, sinh thái
Cay nhũ hương phân bố rải rác ở Trung Quốc, chưa phát hiện được ở Việt Nam.
2.1 Phân biệt với cây nhũ hương Ấn Độ
Cần phân biệt cây nhũ hương với cây nhũ hương Ấn Độ có tên khoa học là Boswellia serrata. Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Đông hay Bắc Phi, nhựa cây nhũ hương Ấn Độ cũng cho một vị thuốc được gọi là nhũ hương có tên là Boswellia, được dùng phổ biến trong y học cũng như làm nhang.
3 Thành phần hóa học
Nhựa dầu của loài Pistachia lentiscus khi mới trích có mẫu vàng nhạt, trong, để lâu chuyển sang đục, mùi thơm, vị dễ chịu. Thành phần gồm alpha - masticoresen 30%, beta - masticoresen 20%, acid alpha - nasticonic 20%, acid beta - masuconic 18%, các acid alpha và beta - masticonic 4%, acid masticolic 0,5%, tinh dầu 2% với thành phần chính là alpha - d – pitten
Một nghiên cứu khác cho thấy, các thành phần trong tinh dầu nhũ hương là α-pinene, terpinene, caryophyllene, Limonene và myrcene, với nồng độ thay đổi cao tùy thuộc vào quốc gia Địa Trung Hải.
4 Nghiên cứu dược lý
Dầu nhũ hương có tác dụng chống viêm, chủ yếu xảy ra do sự ức chế các cytokine gây viêm và dòng axit arachidonic. Khả năng chống lại COX-2 và LOX cho thấy dâu nhũ hương là một hợp chất ức chế kép. Hàm lượng polyphenol cao làm giàu chất chiết xuất cung cấp lời giải thích cho các đặc tính sinh học đã biết của cây. Tác dụng bảo vệ chống lại các loại oxy phản ứng được quan tâm rộng rãi. Đặc biệt, hàm lượng anthocyanin của chúng làm rõ khả năng chống oxy hóa của chúng. Hơn nữa, hoạt tính kháng khuẩn của dầu PlL và chiết xuất bao gồm việc ức chếStaphylococcus aureus , Escherichia coli , vi khuẩn nha chu và Candida spp.
5 Nhũ hương có tác dụng gì?
5.1 Tinh vị, công năng
Nhũ hương có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, có tác dụng điều khí, hoạt huyết, chỉ khái, lợi niệu.
5.2 Công dụng
Nhũ hương thường được bào chế cao dán gồm nhũ hương, Hoàng Liên, Hoàng Cầm, khổ sâm, hạt Xà sàng, đại hoàng, khô phần (phèn chua đã phi lên)...Tất cả tán thành bột mịn, nấu với mỡ lợn thành cao, phết lên giấy bản, rồi dán lên nhọt, đặc biệt là nhọt bọc lâu ngày, hoặc nhọt lặn chỗ này lại xuất hiện ở chỗ khác, các hạch hoặc chỗ sưng đau để tiêu độc.
Theo "Dược tài Đông y" (Trung Quốc), nhũ hương được dùng để trừ khí độc, lên sởi bị nhiễm độc, đau bụng. Ngày uống 0,5 - 2g.
Theo tài liệu Ấn Độ, nhũ hương khi uống sẽ xuất tiết qua đường hô hấp và tiết niệu, nên có tác dụng chữa viêm phế quản, ho, bí tiểu tiện. Nhũ hương chế thành thuốc ngâm chữa viêm miệng, sâu răng, chống mùi hôi ở miệng. Nhũ hương còn được dùng trong khoa răng Nhũ hương (2 phần) hòa tan trong (một phần) chloroform hoặc ether, rồi lấy, hàn vào chỗ răng sâu, vừa bảo vệ răng, vừa làm thơm miệng.
Dung dịch còn nhũ hương có tác dụng cầm máu ở những vết đỉa cắn.
Nhũ hương còn được dùng trong công nghiệp chế verni.
Tại những khu chợ cổ ở vùng Trung Đông, không khó để bắt gặp những chậu đốt nhũ hương với làn khói tỏa ra mùi hương thơm dịu. Người Trung Đông coi Nhũ hương như một loại dược liệu có tác dụng giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần. Ngoài ra, người dân ở đây còn tin rằng, khói khi đốt Nhũ hương còn giúp gửi gắm những lời cầu nguyện của họ lên thiên đường. Từ thời xa xưa, Nhũ hương được coi là một trong những mặt hàng quan trọng nhất trên các tuyến đường thương mại cổ đại, đôi khi chúng còn có giá đắt hơn vàng. Nhũ hương từng là hương liệu chỉ được sử dụng cho các Pharaon Ai Cập, trong Kinh thánh, Nhũ hương được đánh giá là 1 trong 3 món quà quý giá dùng để dâng lên Chúa.
Ngày nay, Nhũ hương không chỉ dùng để đốt mà còn dùng để chiết nước hoa, giá trị của Nhũ hương hiện nay không còn được so sánh với vàng nhưng giá trị mà nó mang lại còn bao hàm cả giá trị lịch sử, ý nghĩa văn hóa của nền văn minh từ thời cổ đại.
5.3 Nhũ hương có tác dụng gì đối với khớp?
Nhũ hương có chứa nhiều thành phần bao gồm axit phenolic, glycoside Flavonoid, anthocyanin, catechin và các dẫn xuất của chúng.
Nhũ hương cũng thể hiện tiềm năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, các tác dụng này đều liên quan đến thành phần phenolic của cây. Nhũ hương có thể được coi là một dược liệu tiềm năng đối với tình trạng viêm khớp, sưng đau các khớp.
6 Cách sử dụng nhũ hương
Nhũ hương có thể dùng để đốt hoặc phối hợp cùng với các loại dược liệu khác trong bài thuốc chữa đau răng, vết thương do đòn ngã.
6.1 Cách đốt nhũ hương
Đổ một ít cát vài lư hương, dàn đều, cát sẽ giúp nhiệt lượng được tỏa đều làm cho lư hương không bị nóng.
Đốt 1 viên than nhỏ, đặt vào giữa lư hương, thêm một ít muối lên bên trên viên than để giúp Nhũ hương cháy lâu hơn.
Đặt một vài mẩu Nhũ hương vào giữa viên than và tận hưởng hương thơm mà Nhũ hương mang lại.
6.2 Bột một dược nhũ hương
Có thể dùng Nhũ hương dưới dạng bột mịn, kết hợp với Một dược và các vị dược liệu khác để trị bệnh.
7 Bài thuốc chữa đau răng từ vị thuốc nhũ hương
Nhũ hương (4 phần), hạt tiêu (4 phần), Gừng khô (3 phần), rễ vân Mộc Hương (4 phần), hạt mùi (5 phần), hạt thìa là (5 phần), đảm phàn (CuSO4) (2 phần), lục phàn (FeSO4) (2 phần), muối ăn (4 phần) Tất cả phơi khô tần thành bột mịn, làm thành bột nhão và đắp vào chỗ răng đau.
8 Giá nhũ hương là bao nhiêu?
Nhũ hương nguyên chất có giá thành dao động khoảng vài chục đến vài trăm nghìn đồng 1kg, hiện nay, dược liệu này được bán phổ biến trên các sàn thương mại điện tử, khi mua hàng bạn nên lưu ý lựa chọn những địa chỉ uy tín, tránh tình trạng mua phải hàng giả hàng nhái.
9 Tài liệu tham khảo
- Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Nhũ hương trang 471 - 472, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 06 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Egle Milia và cộng sự (Ngày đăng: năm 2021). Leaves and Fruits Preparations of Pistacia lentiscus L.: A Review on the Ethnopharmacological Uses and Implications in Inflammation and Infection, Pubmed. Truy cập ngày 06 tháng 07 năm 2023.