Nhãn Dê (Nhãn Rừng - Lepisanthes rubiginosa)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Nhãn Dê có tên gọi khác là Nhãn Rừng. Dân gian thường sử dụng để làm thức ăn hoặc dùng làm thuốc đắp ngoài, thuốc trị ho gà. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Nhãn Dê
1 Giới thiệu
Tên gọi khác: Nhãn Rừng, Cây Kén Kén,...
Tên khoa học: Lepisanthes rubiginosa.
Họ thực vật: họ Bồ Hòn Sapindaceae.
Bộ thực vật: bộ Bồ Hòn Sapindales.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây bụi hoặc cây gõ nhỏ.
Trên nhánh non có phủ một lớp lông dày, có màu vàng.
Lá dài khoảng 25 đến 40cm, dạng lá kép lông chim.
Lá chét thường mọc đối, hình dáng thuôn dài hoặc hình bầu dục.
Hoa tạo thành hình chùy tròn tập trung ở ngọn cành.
Quả hạch dạng trứng, hơi bầu dục, quả nhẵn, có màu đỏ và đen.
Cây ra hoa quả quanh năm, đặc biệt là từ tháng 1 đến tháng 4.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận sử dụng: Lá, hạt, rễ của cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Phân bố gốc: Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Indonesia, Malaysia, New Guinea, Philippines; Tây Bắc Úc,...
Ở nước ta, cây thường được tìm thấy trong các quần hệ thứ sinh ở nhiều nơi như Hà Tây, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc,...
Nhãn Dê có thể trồng trên các vùng đất xấu, đất cát ven bờ.
2 Thành phần hóa học
Alkaloid, flavonoid, phenolics, tannin, Saponin, glycoside và steroid là những hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong lá của cây Nhãn Dê.
Các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã báo cáo một số hợp chất có hoạt tính sinh học có tác dụng hạ đường huyết, trong đó, tác dụng này chủ yếu đến từ phenolics, flavonoid,...
3 Tác dụng - Công dụng của cây nhãn dê
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Tác dụng hạ đường huyết
Chiết xuất của Nhãn Dê đã được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết đáng kể trên động vật thí nghiệm.
3.1.2 Chống oxy hóa
Flavonoid trong Nhãn Dê đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa tốt, đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.
Nhãn Dê chứa một lượng lớn tannin có thể là nguồn cung cấp các gốc tự do chịu trách nhiệm bảo vệ tế bào, ngăn chặn những tác dụng bất lợi có thể xảy ra.
3.1.3 Tác dụng khác
Bên cạnh tác dụng chống oxy hóa, Flavonoid và các dẫn xuất của nó có nhiều hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, kháng virus và chống dị ứng. Nó cũng được coi là có hiệu quả cao chống lại các phân tử oxy hóa như oxy nhóm đơn và các gốc tự do khác nhau gây ra một số bệnh.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Quả và rễ cây có vị chát, có tác dụng làm săn da.
3.2.2 Công dụng
Trong Y học cổ truyền, Nhãn Dê được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chống ngứa, nhức đầu, hạ sốt, thuốc sắc, chống ho, thuốc bổ và bảo quản thực phẩm. Thân cây được sử dụng để gây ngủ.
Chồi lá non được sử dụng làm thức ăn.
Quả có thể ăn được, khi chín có vị ngọt.
Người dân Malaysia sử dụng lá và rễ cây để làm thuốc đắp.
Nước sắc từ hạt Nhãn Dê có tác dụng trị ho gà.
Rễ sắc nước uống có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt.
4 Tài liệu tham khảo
3033 cây thuốc Đông Y Tuệ Tĩnh (Xuất bản năm 2014). Nhãn Dê trang 791, 3033 cây thuốc Đông Y Tuệ Tĩnh. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.