Hoa Nhài (Hoa Lài - Jasminum sambac)

2 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Oleaceae (Nhài)

Chi(genus)

Jasminum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Jasminum sambac (L.) Aiton

Hoa Nhài (Hoa Lài - Jasminum sambac)

Hoa nhài, được coi là “nữ hoàng của các loài hoa”, theo y học cổ truyền nó được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do sốt, cháy nắng, loét dạ dày và giảm stress. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loài thảo dược này.

1 Giới thiệu

Nhài hay còn gọi là cây lài, với tên khoa học là Jasminum sambac (L.) Aiton, thuộc họ Nhài - Oleaceae.

Nhài còn được biết đến với hàm lượng tinh dầu cao có thể điều chế và sản xuất ra những dạng chế phẩm an toàn như thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm.

1.1 Đặc điểm thực vật

Nhài là một loại cây bụi mọc thẳng hoặc mảnh khảnh, có thể cao tới khoảng 1–1,5 m và được trồng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bộ phận Mô tả
Cành
  • Cành non, mảnh                                                              
  • Lông mềm trải ra
  • Lá hình trái xoan-bầu dục, bóng ở cả hai mặt, dài 30-70mm, rộng 20-35mm. Lá cây có lông ở mặt dưới, ở kẽ những gần bên, mỗi bên 5-6 gần lồi ở dưới
  • Lá cong ở mép, gân con thành mạng lưới.
Hoa
  • Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa.
  • Lá bắc hình sợi chỉ.
  • Hoa màu trắng, thơm ngát.
  • Đài có lông, ống hình chuông, 10 thuỳ hình dải.
  • Tràng có ống khoẻ, 10 thuỳ hình bầu dục trái xoan.
  • Nhị hình trái xoan, có trung đới rộng, mũi nhọn ngắn và tù.
  • Bầu cụt; đầu nhuy không vượt quá các thuỳ của đài hay vượt quá các nhị.
Quả
  • Quả gồm 1-2 lá noãn, hình cầu, đường kính 6mm, màu đen
  • Được bao bọc bởi đài.
Cây Nhài

1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái

Nhài là cây được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nguồn gốc ở Ấn Độ, được du nhập đến Việt Nam và các nước trên thế giới. Tại việt Nam cây có mặt ở các tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại nước ta, cây được trồng nhiều tuy nhiên nguồn gốc và thời gian bắt đầu trồng cây hiện nay chưa được xác định cụ thể.

Cần lưu ý rằng, Nhài có ít nhất 2 giống:

  • Giống có hoa to, nhiều cánh, không thấy kết quả.
  • Giống có hoa nhỏ, ít cánh hơn và đôi khi thấy kết quả.

1.3 Ý nghĩa phong thủy cây hoa nhài

Trồng hoa nhài trước nhà có tốt không? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Hoa Nhài là loài hoa thơm, cây hoa nhài trắng có ý nghĩa biểu tượng cho sự tinh khiết, khiến con người có cảm giác bình yên. Trông cây hoa Nhài trước nhà không chỉ giúp không gian trở nên hài hòa mà còn giúp gia chủ may mắn, mang lại tài lộc và thịnh vượng.

1.4 Thu hái và chế biến 

Nhài có hoa, lá, rễ - Flos, Folium et Radix Jasmini được thu hái và chế biến thành dược liệu. Khi vào mùa đông, người ta thường đào lấy rễ đem sửa sạch và thái nhỏ để phơi hoặc sấy khô. Lá có thể thu hái quanh năm, còn hoa đến mùa hè khi nở mới có thể hái được, dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Để thu được tinh dầu, nguyên chất hoặc chế phẩm từ hoa nhài, các kỹ thuật chiết xuất khác nhau đã được sử dụng, chẳng hạn như chiết xuất enfleurage, ngâm và chiết dung môi. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm kém là một vấn đề đáng lo ngại khi sử dụng các phương pháp này do dư lượng dung môi, hoạt tính sinh lý thấp, tạp chất và mùi biến dạng. Chiết xuất chất lỏng siêu tới hạn (SFE) là một phương pháp nhanh chóng, chọn lọc và thuận tiện và thường được thực hiện với CO2 tinh khiết hoặc biến tính. Nó có ưu điểm là nhiệt độ vận hành thấp, thời gian chiết xuất ngắn, độ chọn lọc thuận lợi, khả năng tương thích với môi trường cao và ít dư lượng dung môi.

1.5 Cách trồng cây hoa Lài

Hoa nhài được trồng ở nhiều nơi với mục đích để làm cảnh, lấy hoa để làm hoa cúng, ướp chè. Ngoài ra, rễ và lá cây dùng để làm thuốc.

Phương pháp trồng Nhài cũng rất đơn giản, thường được trồng một cách dễ dàng bằng cách giâm cành khi thời tiết đang vào mùa xuân. Khi chọn cành, nên chọn những cành bánh tẻ sau đó cắm xuống đất hoặc có thể cắt thành từng đoạn 25 đến 30cm đem giâm.

Nhài có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần cây không bị úng nước. Cây có thể trồng thành vườn, thành ruộng, có thể trồng trong bồn hoặc trong chậu, khi trồng cần phải lên luống để cây dễ dàng thoát nước. Lúc trồng cần đào hố, mỗi hố cách nhau 0.8 đến 1 mét, bón thêm 3-5kg phân chuồng vào mỗi hố.

Nhài là loài cây có sức sống tốt, ít sâu bệnh do đó ít cần chăm sóc. Tuy nhiên, cần thường xuyên làm cỏ, tưới nước để cây đủ ẩm, đặc biệt là trong thời kỳ cây ra hoa.

Ngày nay, cây được trồng chủ yếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Nên chọn những cây hoa to để làm giống.

Hoa Nhài

2 Thành phần hóa học

Các kỹ thuật chiết xuất, giai đoạn hoa và giống khác nhau dẫn đến các thành phần hóa học và nồng độ khác nhau trong chiết xuất hoa nhài. Hơn 100 thành phần đã được xác định, như linalool, benzaldehyde, rượu benzyl, benzyl axetat, β -farnesene, citronellol và nerolidol thường có nhiều trong chất chiết xuất từ ​​hoa nhài thu được thông qua SFE, chiết xuất dung môi, chưng cất hoặc chiết xuất. Hơn nữa, sự thay đổi về thành phần hóa học của chiết xuất hoa nhài còn phụ thuộc vào nguồn gốc địa lý của cây, trong đó là Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ hoặc Indonesia.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu hóa học thực vật của Nhài đã xác nhận sự tồn tại của protein, glycoside, coumarin, Flavonoid, phenolics, Nhựa, Saponin, steroid, terpen, axit ascorbic, tinh dầu và axit salicylic,....

Thành phần hóa học của Nhài

3 Tác dụng của cây hoa Nhài 

Các chất chiết xuất có mùi thơm khác nhau sẽ có các đặc tính sinh lý khác nhau, chẳng hạn như các hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn, antityrosinase, chống ung thư và giảm đau.

Hoa nhài đã được báo cáo là có công dụng chữa bệnh trong y học để làm dịu cơn ho khó chịu, giảm đau cơ và điều trị viêm da, tiêu chảy, viêm kết mạc và đau bụng cũng như ngăn ngừa ung thư vú và cầm máu tử cung. Hơn nữa, hoa còn được biết là có các đặc tính sinh lý và dược lý khác, chẳng hạn như hoạt động chống oxy hóa, chống lão hóa, làm sáng da và kháng khuẩn,...

Lá hoa nhài có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, hạ sốt, chống ung thư, chống oxy hóa, trị đái tháo đường, diệt côn trùng, hạ lipid máu, chống béo phì, bảo vệ dạ dày và có đặc tính cao trong việc bảo vệ tim mạch.

4 Tác dụng của trà hoa Nhài

4.1 Tác dụng đối với sức khỏe

Trà hoa nhài hay trà hoa lài là thức uống quen thuộc của nhiều người với vị ngọt thanh tao và dễ chịu. Trà được pha từ hoa nhài khô.

Trà hoa nhài có chứa nhiều loại vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, điển hình như:

Bảo vệ tim mạch: Hàm lượng catechin dồi dào trong trà hoa nhài giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa LDL dẫn đến cholesterol 'xấu', là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý tim mạch.

Ngăn ngừa ung thư: Các hợp chất chống oxy hóa, polyphenol và ECGC đều là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe có đặc tính chống ung thư. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng, polyphenol giúp làm giảm sự phát triển của tế bào khối u, giảm kích thước khối u và thậm chí ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn.

Cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ thành phần polyphenol có thể hoạt động như prebiotic và giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột.

Cải thiện chức năng não bộ do chứa một lượng nhỏ caffein.

Một số tác dụng khác của trà hoa nhài bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ sức khỏe răng miệng, hỗ trợ giảm cân, giúp thư giãn tinh thần.

4.2 Ai không nên dùng trà hoa nhài? Tác hại của trà hoa nhài

Trà hoa nhài có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một số đối tượng không nên sử dụng bao gồm:

  • Phụ nữ có thai: Việc sử dụng trà hoa nhài có thể gây nên các cơn co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai ở đối tượng này.
  • Người mẫn cảm với caffein.

Uống trà hoa nhài có mất ngủ không? Do chứa một lượng nhỏ caffein nên việc sử dụng trà hoa nhài vào buổi tối có thể gây nên tình trạng mất ngủ.

4.3 Cách pha trà hoa nhài khô

Cho 5-6 bông hoa nhài khô vào ấm trà, thêm nước sôi để tráng ấm.

Đổ bỏ nước tráng, thêm 200ml nước sôi từ 90 đến 100 độ C để hãm trong khoảng 5 phút, sau đó có thể thưởng thức.

Không nên sử dụng trà hoa nhài lúc đói vì có thể gây kích ứng Đường tiêu hóa.

5 Công dụng trong Y học cổ truyền

5.1 Tính vị và tác dụng

Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát với tác dụng là trấn thống. thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp.

Rễ cây có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.

5.2 Công dụng của cây hoa Nhài

Bộ phậnCông dụng
Hoa và lá dùng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng ia chảy, ly, mụn nhọt độc.
Hoa
  • Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng
  • Chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều.
  • Trị bạch đới. Ngoài ra, có thể sử dụng lá khô của cây hoa nhài ngâm trong nước rồi làm thành dạng thuốc đắp để sử dụng trong các trường hợp trị loét nặng
Rễ
  • Trị mất ngủ
  • Ngã bị tổn thương
  • Điều kinh
  • Nước sắc bôi trị viêm mũi, viêm giác mạc.

Liều dùng: 3-5g hoa, lá dạng thuốc sắc, còn dùng hoa pha làm trà uống; dùng 1-1.5g rễ nghiền trong nước.

Người có thai và cơ thể suy nhược không nên dùng.

6 Một số bài thuốc từ cây hoa Nhài 

6.1 Bài thuốc chữa ngoại cảm phát sốt, ỉa chảy

Hoa Nhài 6g, Chè Xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống.

6.2 Bài thuốc chữa đau mắt

Hoa Nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim Ngân Hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.

6.3 Bài thuốc chữa mất ngủ 

Rễ Nhài 1-1.5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống.

6.4 Bài thuốc chữa rôm sảy

Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải Cứu.

Nhài khô

7 Một số câu hỏi thường gặp

7.1 Giá cây hoa nhài ta là bao nhiêu?

Hiện nay, nhiều nhà vườn hoặc các chủ nhân muốn bán cây hoa nhài ta, bán cây hoa nhài cổ thụ. Tùy thuộc vào việc bạn muốn mua cây giống hay cây cổ thụ thì giá cây có thể khác nhau từ vài chục nghìn đồng đến vài triệu hoặc vài chục triệu đồng.

7.2 Mua cây hoa nhài tại Hà Nội ở đâu uy tín?

Tại Hà Nội có rất nhiều nhà vườn trồng và bán cây hoa nhài, bạn có thể đến trực tiếp vườn hoặc tham khảo qua các sàn giao dịch online để tiện lựa chọn cây giống phù hợp.

7.3 Địa chỉ mua cây hoa nhài ở TPHCM

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể mua cây giống ở các công ty cây xanh, thế giới cây cảnh hoặc nhà vườn, tuy nhiên nên lựa chọn những địa chỉ uy tín. 

8 Hình ảnh cây hoa Nhài bonsai dáng đẹp

Hình ảnh cây Hoa Nhài bonsai
Hình ảnh cây Hoa Nhài bonsai

9 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2021). Nhài, trang 334-335, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023.
  2. Tác giả Geeta Kumari và cộng sự, ngày đăng báo năm 2018. Molecular diversity and function of jasmintides from Jasminum sambac, pmc. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023.
  3. Tác giả Li-Chun Wu và cộng sự, ngày đăng báo năm 2021. Development from Jasminum sambac Flower Extracts of Products with Floral Fragrance and Multiple Physiological Activities, pmc. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Nhài (Hoa Lài - Jasminum sambac)

Trà hoa nhài Econashine (Lọ thủy tinh)
Trà hoa nhài Econashine (Lọ thủy tinh)
120.000₫
Rapider Barrier Cream
Rapider Barrier Cream
250.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633