Ngọc Nữ Lá Chân Vịt (Clerodendrum palmatilobatum P. Dop)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Clerodendrum palmatilobatum P. Dop |

Ngọc nữ lá chân vịt thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 3 mét. Những cành khi còn non có dạng gần giống hình vuông, cành nhẵn hoặc có lông mịn. Lá cây mọc đối, gần giống chân vịt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Clerodendrum palmatilobatum P. Dop
Tên gọi khác: Mò đỏ lá chân vịt.
Họ thực vật: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Ngọc nữ lá chân vịt thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 3 mét. Những cành khi còn non có dạng gần giống hình vuông, cành nhẵn hoặc có lông mịn.
Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng gần giống chân vịt, chiều dài khoảng từ 15 đến 25cm, chiều rộng từ 15 đến 20cm, mỗi phiến chia thành 5-7 thùy, các thùy xẻ quá nửa phiến lá, mép lá nguyên, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có những tuyến nhỏ, chiều dài cuống lá khoảng từ 10 đến 15cm, mặt trên lõm.
Cụm hoa mọc thành hình tháp ở ngọn cây. Hoa có đài hình chuông, màu đỏ. Tràng có màu đỏ phấn, chiều dài khoảng 12-15mm, nhị 4, mọc dài ra khỏi tràng. Bầu nhẵn.
Quả hạch gần giống hình cầu, đường kính mỗi quả khoảng từ 4-5mm, quả khi chín có màu xanh đen.

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá, toàn cây, rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Ngọc nữ lá chân vịt phân bố ở Campuchia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các khu vực gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, An Giang.
Ngọc nữ lá chân vịt mọc rải rác trong các khu rừng thưa, ven rừng, độ cao phân bố lên đến 500 mét.
Thời điểm ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7.
2 Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt
Ngọc nữ lá chân vịt được sử dụng tương tự như 2 vị thuốc Mò đỏ, Xích đồng nam đó là trị khí hư, bạch đới.

3 Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, tiểu buốt từ cây Ngọc nữ lá chân vịt
10-15g Ngọc nữ lá chân vịt.
10-15g búp non mía giò.
10-15g Mã Đề.
10-15g Lá huyết dụ.
10-15g Bầu đất.
Các vị đem thái nhỏ, phơi khô, sao thơm, sắc lấy nước uống, thời gian trong vòng 1 tháng.

4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Mò đỏ lá chân vịt, trang 103. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.