Ngọc Nữ Biển (Clerodendrum inerme)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Ngọc Nữ Biển được dân gian sử dụng nhằm mục đích chữa các bệnh liên quan đến phong thấp, có thể kể đến như đau nhức xương khớp, đau lưng, đau dây thần kinh hông,...Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Ngọc Nữ Biển
1 Giới thiệu
Ngọc Nữ Biển hay còn được gọi là trùm gọng, mò biển, vạng hôi, có tên khoa học là Clerodendrum inerme, thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae, Bộ Hoa Môi Lamiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Ngọc Nữ Biển cao khoảng 1-2 mét, cây nhỏ, sống nhiều năm. Một số cây có thể mọc dài tới 2-3 mét.
Cành không có lông có màu nâu tím.
Lá đơn, mọc đối, phiến lá nguyên vẹn, dày, không có lông, hình bầu dục, có 5-7 cặp gân phụ.
Cuống dài 6-8mm.
Hoa màu trắng, sim 3 hoa.
Đài hình ống, 5 lá đài.
Tràng dài 4,5cm, có 3 thùy màu trắng tím.
Nhị dài, thò ra bên ngoài cánh hoa, có màu đỏ tím.
Quả hạch, hình tròn, có 4 khía.
Hoa ra quanh năm, thường vào tháng 5 đến tháng 7, quả chín vào tháng 9 đến tháng 11.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận sử dụng là rễ, lá hoặc thân cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Ngọc Nữ Biển thường được tìm thấy ở các vùng ven biển nhiệt đới, mọc thành từng bụi lớn.
Cây được phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á. Ở nước ta, Ngọc Nữ Biển được tìm thấy chủ yếu ở các vùng ven biển từ Bắc vào Nam như Khánh Hòa, Bình Thuận. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được tìm thấy ở vùng đồi của Ninh Bình.
2 Thành phần hóa học
Flavonoid, glycoside là những thành phần hóa học được phân lập từ các bộ phận trên mặt đất của cây Ngọc Nữ Biển.
3 Tác dụng - Công dụng của cây ngọc nữ biển
3.1 Tác dụng dược lý
Ngọc Nữ Biển được sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, tán ứ trừ thấp và thư cân hoạt lạc.
Dịch của lá Ngọc Nữ Biển được biết có tác dụng hạ sốt, giải nhiệt.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Ngọc Nữ Biển có vị đắng, mùi thơm, tính hàn, ít độc.
3.2.2 Công dụng
Ngọc Nữ Biển thường được sử dụng để trị:
- Phong thấp gân cốt đau.
- Đau dạ dày.
- Đau lưng, đau dây thần kinh hông.
- Cảm mạo, cảm sốt.
- Sốt rét.
- Viêm gan, gan lách sưng to.
Lá đắp ngoài để trị eczema hay những vết thương hở có chảy máu. Ngoài ra, lá Ngọc Nữ Biển còn được sử dụng để trị nấm tóc.
Ở Cà Mau, người dân thường sử dụng thân Ngọc Nữ Biển để làm củi đun hoặc các vật dụng để đánh bắt cá. Lá và rễ Ngọc Nữ Biển được sử dụng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt. Quả và thân cây được vạc hoặc thái mỏng, ngâm cùng với trứng gà, rượu và Mật Ong để làm thuốc bổ trị đau nhức xương khớp.
Ở Ấn Độ, người dân thường sử dụng lá để làm thuốc đắp ngoài, rễ nấu với dầu để tạo thành thuốc xoa bóp có tác dụng trị thấp khớp.
Ở Thái Lan, người dân thường sử dụng lá để đắp ngoài, trị các bệnh ngoài da, ghẻ ngứa,...
4 Một số cách trị bệnh từ cây Ngọc Nữ Biển
4.1 Phong thấp gân cốt đau, đau dây thần kinh hông, cảm lạnh
Sử dụng 30g rễ Vạng hôi, sắc lấy nước uống, sử dụng ít nhất 3 lần/ngày, trong 3-4 ngày.
4.2 Tổn thương, ngã, đau sau lưng
Sử dụng lá tươi, giã lấy nước, thêm rượu, hơ nóng và đắp ngoài.
4.3 Bài thuốc trị đau lưng
Sử dụng 1kg thân cây Ngọc Nữ Biển khô, 10 quả trứng gà, 2 lít rượu.
Thân Ngọc Nữ Biển thái mỏng, sao vàng, hạ thổ.
Ngâm thành phẩm với 2 lít rượu cho đến khi ra hết chất thuốc, bỏ bã.
Lấy 10 lòng đỏ trứng gà khuấy tan cho nổi bọt, thêm trứng, mật ong và Dung dịch rượu thuốc bên trên.
Mỗi ngày sử dụng một ly nhỏ vào lúc sáng sớm và tối muộn trước khi đi ngủ.
5 Tài liệu tham khảo
Sabrin R.M. Ibrahim và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2014). Chemical constituents and biological investigations of the aerial parts of Egyptian Clerodendrum inerme, ScienceDirect. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024 )n)